Những ngày gần đây, PV ANTT liên tục nhận được phản ánh của người dân phường Thuận Lộc (TP. Huế) về việc một phòng tập gym đang được xây dựng trong khuôn viên “nhà di sản”. Nhiều người cho rằng, việc phòng tập gym án ngữ ngay trước nhà di sản sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cũng như công tác duy tu bảo dưỡng ngôi nhà này.
Ngôi nhà di sản nằm tại số nhà 117 Lê Thánh Tôn, phường Thuận Lộc, TP Huế. Có mặt tại đây, chúng tôi cũng hết sức bất ngờ về một phòng tập bằng sắt khoảng 400m2 đã được dựng trên phần sân trước của ngôi nhà di sản. Hiện, phòng tập với kết cấu 2 tầng đang được dần hoàn thiện.
Nhà di sản của quan đại thần Trương Như Cương.
Nhiều người dân sống cạnh ngôi nhà cho biết, một đơn vị tự nhân đã thuê lại từ phường Thuận Lộc và xây dựng khoảng 2 tháng nay nhưng không ai để ý là xây dựng gì. Sau khi “hiện nguyên hình” là một phòng tập gym, nhiều người dân đã bức xúc vì điều này có thể ảnh hưởng đến ngôi nhà lịch sử này.
Một phòng tập Gym dần hoàn thiện trong khuôn viên nhà di sản.
Trao đổi với PV về vấn đề này, Bà Phan Thị Cúc, chủ tịch UBND phường Thuận Lộc cho biết: “Phường đã mua lại ngôi nhà này từ một gia đình năm 1988, hiện vẫn còn giấy mua bán có con dấu. Theo đó chủ nhận căn nhà là ba chị em Trương Thị Bích Cầu, Trương Thị Cẩm Nhung, Trương Thị Huỳnh Cầm là con gái của bà Cao Thị Diệm - vợ chánh thất của cụ Trương Như Đính. Do gia cảnh khó khăn, họ đã bán căn nhà vườn số 117 (73 cũ) đường Lê Thánh Tôn, thành nội Huế cho UBND phường Thuận Lộc để lấy tiền làm ăn sinh sống".
"Hiện, UBND phường có đầy đủ văn bản chứng minh ngôi nhà trên là tài sản phường. Vì thế, phường đang cho một tư nhân thuê để làm trung tâm thể dục thể thao. Trước khi cho thuê, UBND phường cũng có văn bản gửi lên UBND TP. Huế và đã được đồng ý", bà Cúc cho biết thêm.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin”
Tìm hiểu của PV được biết, chủ nhân đầu tiên của căn nhà di sản này của thuộc về quan đại thần Trương Như Cương (1850-1926), người đứng đầu Viện Cơ mật (tương đương chức vụ thủ tướng hiện nay). Sau này, ngôi nhà được để lại cho con trai là Trương Như Đính (1892-1970) cũng là một vị quan dưới triều đại nhà Nguyễn rồi được truyền lại cho con cháu về sau. Đến năm 1996, Trong chuỗi giao lưu văn hóa Việt - Pháp, vùng Nord Pas de Calais (Pháp) đã chọn ngôi nhà trên để tiến hành trùng tu, với kinh phí khoảng 50.000 Euro và đặt tên là "Nhà di sản". Lý do ngôi nhà được lựa chọn trùng tu bởi đây là ngôi nhà rường Việt tuyệt đẹp, phối hợp hài hòa với lối kiến trúc thuộc địa (Pháp) đầu thế kỷ 20. Đây là dạng nhà cửa điển hình của quan lại triều Nguyễn trong khu vực kinh thành Huế. |
Đình Tuấn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy