Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 7 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.799,6 nghìn tỷ đồng, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2019. Giữa bối cảnh xuất khẩu hàng hóa chịu ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, thì kích cầu tiêu dùng nội địa được xem là bệ đỡ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước; đồng thời cũng là động lực để phát triển nền kinh tế.
Bên cạnh đó, báo cáo của Nielsen - công ty đo lường và phân tích dữ liệu toàn cầu - công bố mới đây cho thấy so với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm địa phương. Đáng chú ý, có tới 76% người Việt ưu tiên dùng hàng nội địa trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua. “Hàng nội địa ở đây là hàng do doanh nghiệp trong nước sản xuất và thuộc tất cả lĩnh vực. Đơn cử như nước uống đóng chai, sữa, mì ăn liền, nước trái cây, may mặc…”, đại diện Nielsen Việt Nam lý giải thêm.
Phía đại diện Bộ Công Thương cho biết, từ nay đến cuối năm, Bộ sẽ tiếp tục tổ chức nhiều chương trình kích cầu nội địa, đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Kích cầu tiêu dùng nội địa tạo động lực phát triển nền kinh tế (Ảnh minh họa)
Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính), trong bối cảnh toàn nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt đoạn, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn bị hạn chế tại nhiều quốc gia đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp, khách du lịch quốc tế khó đến Việt Nam hơn thì kích cầu nội địa, cả về tiêu dùng, thương mại, dịch vụ là một giải pháp hữu hiệu. Giải pháp này có tác dụng thúc đẩy chi tiêu trong nước, thúc đẩy dòng tiền lưu thông, hỗ trợ đắc lực cho các cá nhân, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung phục hồi sau đại dịch.
Hiện nay, khi hàng hóa xuất nhập khẩu còn bị hạn chế, người dân sẽ chuyển sang dùng hàng nội địa nhiều hơn, dần hình thành thói quen sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước, TS. Độ nhận định.
Còn theo ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để kích cầu tiêu dùng thì bản thân doanh nghiệp cần phải nắm rõ tình hình thực tế thị trường để có quyết định cẩn trọng trong sản xuất, kinh doanh.
Cụ thể, doanh nghiệp phải bám sát, nắm thông tin dự báo từ các bộ, ngành, định hướng của Chính phủ để chọn chiến lược, kế sách hành động phù hợp cho ngắn hạn và trung hạn.
Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều gói hỗ trợ quan trọng và hiệu quả. Tuy nhiên, tại thời điểm này, nếu tiếp tục đưa ra các gói kích thích mới một cách vội vàng sẽ dẫn tới các chồng lấn về triển khai chính sách. Điều cần làm lúc này là quan sát diễn biến của dịch, công tác phòng, chống dịch, diễn biến các thị trường, cũng như thói quen, xu hướng tiêu dùng... để từ đó, có tính toán, chiến lược ứng phó phù hợp, ông Nam nêu ý kiến.
Bà Louise Hawley, Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam cho biết: “Khi người tiêu dùng tìm kiếm sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm thì một thương hiệu quen thuộc, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, uy tín là cách nhanh nhất để chạm đến nhu cầu này. Sản phẩm có nguồn gốc địa phương vô cùng quan trọng ở Việt Nam và có lợi thế hơn so với các sản phẩm ít quen thuộc” |
Tác giả: Thanh Minh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy