Để việc kích thích cho vay tiêu dùng có hiệu quả, cần sự phối hợp của nhiều chính sách (Ảnh minh họa: Dân trí)
Theo các chuyên gia kinh tế, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, từ đó kích cầu tiêu dùng là 1 trong 3 động lực tăng trưởng kinh tế hiện nay. Trong bối cảnh tín dụng sản xuất khó tăng trưởng, nhiều ngân hàng đã dựa vào tín dụng tiêu dùng để tăng trưởng.
Ngoài ra, nhu cầu vay vốn của người dân hiện nay vẫn rất lớn, tín dụng đen có dấu hiệu tăng nhanh. Vì vậy, phát triển tín dụng tiêu dùng sẽ hạn chế và đẩy lùi được tín dụng đen.
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng không phải muốn là được. Tính đến cuối tháng 7/2020, tín dụng toàn hệ thống tăng 3,45%, chưa bằng một nửa mức tăng cùng kỳ năm 2019.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng (NHNN) cho hay, tín dụng tiêu dùng, cho vay cá nhân còn tăng trưởng chậm hơn nữa.
“Thời gian tới, NHNN tiếp tục khuyến khích đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, song mức độ tăng trưởng đến đâu phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Hiện nhu cầu vay tiêu dùng của người dân rất yếu trong bối cảnh việc làm bấp bênh, thu nhập giảm do dịch bệnh. Dù vậy, các ngân hàng, công ty tài chính cũng không thể cho vay vô tội vạ, nếu không, nợ xấu sẽ tăng rất nhanh”, ông Hùng cho hay.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục khuyến khích đẩy mạnh cho vay tiêu dùng (Ảnh: Báo Đầu tư)
Để đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, chỉ sự nỗ lực cho vay của các ngân hàng, công ty tài chính là chưa đủ. TS. Võ Trí Thành, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, để việc kích thích cho vay tiêu dùng có hiệu quả, cần sự phối hợp của nhiều chính sách.
“Kích thích vay tiêu dùng phải gắn liền với đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động, đồng thời phải đưa ra các gói vay mua nhà ở xã hội, thúc đẩy chuyển đổi số, đẩy nhanh thực hiện các gói an sinh xã hội… Các ngân hàng, công ty tài chính cũng phải hiểu người tiêu dùng hơn, phải đánh giá được thói quen vay để tiêu dùng của người dân hiện nay là sự thay đổi trong ngắn hạn hay dài hạn”, ông Thành khuyến nghị.
Trong khi đó, theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, tín dụng tiêu dùng chỉ có thể tăng nhanh nếu Chính phủ có các biện pháp kích cầu tiêu dùng nội địa. Bên cạnh đó, các ngân hàng, công ty tài chính cũng cần nghiên cứu những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người dân trong bối cảnh hiện nay, tập trung vào những hàng hóa thiết yếu, đồng thời đẩy mạnh các kênh số hóa để bán hàng tốt hơn.
Nhìn chung, năm nay là năm khó khăn với tín dụng tiêu dùng, song nhìn về dài hạn, tiềm năng năng trưởng lĩnh vực này ở nước ta vẫn rất tốt.
Tác giả: Vân Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy