Ông Gautam Adani được coi là người kiếm nhiều tiền nhất thế giới và đứng vị trí thứ 10 trong Top 10 người giàu nhất thế giới (Ảnh: EPA).
Ông Adani, người đang sở hữu đế chế gồm cảng, khai khoáng và năng lượng xanh, đã trở thành thành viên mới nhất của câu lạc bộ các tỷ phú có tài sản ròng từ 100 tỷ USD trở lên. Với gần 24 tỷ USD kiếm được trong năm nay, ông trùm Ấn Độ này được coi là người kiếm nhiều tiền nhất thế giới và đứng vị trí thứ 10 trong Top 10 người giàu nhất thế giới.
Tỷ phú đồng hương của Adani là ông Mukesh Ambani, người lần đầu tiên gia nhập câu lạc bộ độc quyền này vào tháng 10 năm ngoái, hiện có tài sản ròng giảm nhẹ xuống dưới 99 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index.
Kỳ thực, sự phất lên của ông Adani không có gì là ngoạn mục. Chàng sinh viên bỏ học đại học để làm giàu trong ngành than đá đã tích lũy được gần như toàn bộ khối tài sản trên trong 2 năm qua nhờ chuyển hướng sang năng lượng xanh và cơ sở hạ tầng bằng cách đầu tư vào các công ty như Total SE của Pháp và Warburg Pincus.
Ông cũng đang khai thác các mối quan hệ đối tác tiềm năng ở Saudi Arabia, trong đó có khả năng ông sẽ mua lại cổ phần của nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Việc tập trung mở rộng sang các lĩnh vực mà Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho là quan trọng đối với việc xây dựng quốc gia và đáp ứng các mục tiêu kinh tế dài hạn của đất nước đang được đền đáp. Một số cổ phiếu của Tập đoàn Adani Group đã tăng mạnh hơn 1.000% kể từ năm 2020.
Mặc dù 2021 là một năm thành công đối với giới nhà giàu trên thế giới khi tổng tài sản của 500 người giàu nhất thế giới tăng hơn 1.000 tỷ USD. Trong đó, tăng mạnh nhất là ông Adani với mức tăng 42,7 tỷ USD. Hồi tháng 2, ông đã nhanh chóng vượt qua ông Ambani để trở thành người giàu nhất Ấn Độ và giàu nhất châu Á.
Cả hai tỷ phú người Ấn Độ này đều lần lượt đạt đến đỉnh cao trong bảng xếp hạng người giàu vốn do các tỷ phú công nghệ Mỹ thống trị. Cũng giống như ông Adani, tỷ phú Ambani - Chủ tịch của tập đoàn hóa dầu khổng lồ Reliance - cũng đã xoay trục tập đoàn mình sang các ngành công nghiệp mới như thương mại điện tử và công nghệ. Tập đoàn ông đã nhận được hàng tỷ USD đầu tư từ các gã khổng lồ công nghệ Mỹ như Facebook và Google.
Giá trị tài sản của giới siêu giàu đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Năm 2017, ông chủ Amazon - tỷ phú Jeff Bezos lần đầu đạt mốc 100 tỷ USD, trở thành thành viên của câu lạc bộ độc quyền này kể từ khi người đồng sáng lập Microsoft Bill Gates đạt được vào năm 1999. CEO Tesla - tỷ phú Elon Musk, hiện là người giàu nhất thế giới với khối tài sản 273 tỷ USD, cũng gia nhập câu lạc bộ này vào năm 2020.
Tác giả: Nhật Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy