Tin liên quan
Là người gốc Xuân Thành nhưng anh Tám chọn mảnh đất Bắc Lương, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa làm nơi lập nghiệp. 8 năm cắm dùi ở trang trại giúp người nông dân thành tỷ phú, song hiếm ai biết rằng không ít lần ông chủ phải đối mặt với khó khăn chồng chất, tưởng chừng phải cầm gậy đi ăn xin.
Học hết cấp 3, anh Tám vào Đăk Lăk cùng với người thân, bạn bè làm trang trại cà phê. Tuy cũng kiếm được đồng ra đồng vào nhưng trong thâm tâm anh vẫn luôn nung nấu ước mơ trở về quê hương phát triển kinh tế. Đến năm 2007, anh Tám cùng một người quê ở Hưng Yên, thuê đất của xã ở Bắc Lương và mua lại vườn cây các chủ trước đã trồng làm trang trại.
Anh Nguyễn Chí Tám (mặc áo thun sọc kẻ) giới thiệu vườn cây ăn quả tại Bắc Lương. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam
Anh Tám bảo: “Làm ông chủ một phút nhưng cũng rất dễ cầm gậy. Bởi vì để được làm ông chủ như hôm nay đã bao phen tưởng chừng tôi phải cầm gậy đi ăn xin". Số là dịch bệnh bao vây, lợn chết đợt này qua đợt khác, cây không có quả, bao nhiêu vốn liếng cứ thế đội nón ra đi.
"Những đợt dịch bệnh ấy đã trui rèn một người chưa từng được đào tạo về nông nghiệp như tôi nay còn giỏi hơn cả những người từng học, từng có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này”, anh Tám nhớ lại.
Hiện cơ ngơi của anh Tám trên diện tích 4 hecta được đầu tư hơn 20 tỷ đồng xây dựng hệ thống điện, đường giao thông, giếng khoan sâu 110m và 10 dãy chuồng. Anh nuôi 200 lợn nái bố mẹ/năm; 1.200 heo thịt/lứa (nuôi theo hình thức cuốn chiếu, mỗi năm xuất chuồng 3.000 con); trồng 2.800 gốc cam Vinh và 500 gốc bưởi Diễn, trong đó 1.500 gốc đã cho thu hoạch.
Đối với lợn, chi phí đầu tư mỗi con của anh Tám tiết kiệm ít nhất 600.000 đồng so với các trang trại không tự cung ứng được giống. Cụ thể, tiền mua giống 1,2 triệu đồng/con (loại 7 kg); thức ăn 2,6 - 2,7 triệu đồng/con; điện, nước, công lao động, khấu hao tài sản 900.000 đ/con. Sau 3 tháng xuất chuồng trọng lượng mỗi con đạt bình quân một tạ, với giá 48.000 đồng/kg, mỗi con thu về 4,8 triệu đồng. Mỗi năm đàn lợn mang lại lợi nhuận trên dưới 3 tỷ đồng.
Đối với cây ăn quả, cũng phải căn cứ vào điều kiện đất đai thổ nhưỡng của vùng đất đó để bố trí cây trồng hợp lý. Vùng đất Bắc Lương vốn rất cằn cỗi nên cam và bưởi đều phải trồng cây cách nhau 3,2 m, hàng cách hàng 4m, chỉ bón phân hữu cơ, NPK và thêm chất tăng độ ngọt cho quả. Việc phun thuốc phòng trừ dịch bệnh phải theo định kỳ và không dùng thuốc kích thích.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy