Tin liên quan
Chính sách “lạ” cho một Dự án trọng điểm Quốc gia
Dự án hầm đường bộ Đèo Cả được thực hiện theo hình thức BOT và BT, do Công ty CP Đầu tư Đèo Cả làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư của dự án là 15.603 tỷ đồng, trong đó phần vốn BOT 10.555 tỷ đồng và phần BT 4.509 tỷ đồng, phần GPMB là 539 tỷ đồng. Sau khi điều chỉnh thiết kế cơ sở, giá trị tổng mức đầu tư của dự án dự kiến là 12.000 tỷ đồng.
Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả do ngân hàng VietinBank tài trợ vốn. Tổng giá trị hợp đồng tín dụng với ngân hàng VietinBank là 10.251 tỷ đồng. Kế hoạch bố trí vốn Trái phiếu Chính phủ dành cho phần BT và GPMB 5.048 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đã được cổ đông góp vốn đến nay là 600 tỷ đồng.
Hầm Cổ Mã, một trong các hạng mục của dự án hầm đường bộ Đèo Cả sẽ được thông xe vào tháng 10 này.
Có thể nói, trong lịch sử thực hiện các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia thì việc công khai và áp dụng chính sách quản lý và kiểm soát dòng tiền dự án như Đèo Cả thực hiện là chưa hề có tiền lệ. Lần đầu tiên, một chủ đầu tư “dám” tổ chức hội nghị và mạnh dạn công khai chính sách quản lý và kiểm soát nguồn tiền minh bạch đến vậy.
Theo đó, dòng tiền của dự án sẽ được chia thành 4 khoản mục lớn để quản lý và kiểm soát, bao gồm: các khoản tạm ứng, hoàn ứng, thanh toán và nghiệm thu. Mỗi khoản tiền chỉ được xuất ra hoặc thu về khi đảm bảo 3 nguyên tắc: hồ sơ phù hợp với thực tế, đúng quy định của Nhà nước; phù hợp với chính sách của Chủ đầu tư; đáp ứng việc kiểm toán và báo cáo của Chủ đầu tư.
Tất cả những nội dung quy định trong chính sách đều được thiết lập và triển khai dựa trên nguyên tắc cho việc nghiệm thu, thanh toán và hoàn ứng cũng như kiểm soát các khoản tạm ứng cho nhà thầu. Như nguyên tắc của kiểm soát nghiệm thu và hoàn ứng là phải đảm bảo thanh toán phù hợp với thực tế triển khai thi công trên công trường của nhà thầu và đáp ứng được yêu cầu theo quy định nhà nước và hợp đồng.
Hết kiểu “đem con bỏ chợ”
Với những bước chuẩn bị chu đáo như vậy, mỗi nhà thầu được DCIC lựa chọn phải là những đối tác thực sự “đứng đắn” và có năng lực. Điều này giúp Chủ đầu tư tránh được tình trạng mà hàng loạt dự án trọng điểm trong nước đang gặp phải đó là việc bỏ thầu thấp để nhận rồi sau đó lại đòi hỏi “ề a”, "đem con bỏ chợ" dẫn đến chậm tiến độ và đội vốn lên rất nhiều.
Mô hình kiểm soát và quản lý dòng tiền tại dự án hầm đường bộ Đèo Cả
Theo đó, mọi dòng tiền đều được đặt dưới hệ thống quản lý của VietinBank, trên cơ sở phối hợp cùng với Chủ đầu tư và các nhà thầu.
Trong giai đoạn đầu thực hiện gói thầu, do đặc thù của việc triển khai dự án là vừa thiết kế vừa thi công, nên ngân hàng bảo lãnh khoản tạm ứng có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý dự án xác định công việc nhà thầu đã triển khai cũng như kế hoạch thi công trong thời gian kế tiếp để làm cơ sở giải ngân. Những lần giải ngân tiếp theo dựa trên cơ sở kiểm tra thực tế tiến độ hoàn thành tại công trường thông qua hồ sơ nghiệm thu kết hợp với kế hoạch tiếp theo của nhà thầu.
Bên cạnh đó, việc giải ngân theo hồ sơ thanh toán sẽ do VietinBank đảm nhận dựa trên hồ sơ thanh toán đã được DCIC phê duyệt. Đây cũng là cơ sở để ngân hàng bảo lãnh thực hiện việc hoàn ứng.
Với sự tham gia của các ngân hàng bảo lãnh, mỗi khoản đầu tư sẽ được gắn chặt chẽ với chất lượng và tiến độ thưc tế của các hạng mục công trình, từ đó giúp giảm lãng phí, thất thoát, góp phần nâng cao hiệu quả dự án.
Điều khoản này ghi rõ chi tiết, thư bảo lãnh khoản tiền tạm ứng là loại bảo lãnh vô điều kiện, không hủy ngang và có hiệu lực đến khi khoản tạm ứng được thu hồi hết.
Và một điều cũng rất “mới” không thể không kể đến trong công tác quản lý và thực hiện dự án hầm đường bộ Đèo Cả, đó là sách bình ổn giá vật liệu, lần đầu tiên được áp dụng tại các Dự án lớn tại Việt Nam. Theo đó, dựa trên cơ sở hồ sơ thanh toán nhà thầu thực hiện chương trình, VietinBank sẽ thực hiện giải ngân theo chương trình bình ổn giá vật liệu, sau khi Chủ đầu tư chấp nhận hồ sơ thanh toán.
Thiết nghĩ trong bối cảnh hiện nay, khi hàng loạt các dự án trọng điểm bị chậm tiến độ, ùn tắc, kém hiệu quả thì phong cách làm việc và phương án quản lý, kiểm soát khá “lạ” như DCIC đang áp dụng là rất đáng biểu dương và cần thiết phải nhân rộng!.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy