Dòng sự kiện:
Kiều hối chảy về Việt Nam tăng trưởng 10% mỗi năm
29/08/2019 21:22:15
Với nguồi kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2018 đạt gần 16 tỷ USD, các dự báo đưa ra, nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay sẽ không thấp hơn con số trên.

Tăng trưởng 10% mỗi năm

Kiều hối người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước có xu hướng tăng mạnh, theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), mức độ tăng trưởng mỗi năm khoảng 10%.

WB ước tính năm 2017, kiều hối Việt Nam đạt 13,8 tỷ USD. Năm 2018, lượng kiều hối gửi về Việt Nam đạt 15,9 tỷ USD, tăng gấp hơn 100 lần so với năm 1993.

Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP. HCM cho biết, những năm gần đây, kiều hối chuyển về TP. HCM đều tăng. Ước tính 8 tháng đầu năm 2019, nguồn kiều hối chảy về TP. HCM đạt 3,45 tỷ USD và dự kiến cả năm nay, nguồn kiều hối chuyển về thành phố đạt con số trên 5 tỷ USD. 

Cơ quan này cũng cho biết, kinh tế vĩ mô trong nước thời gian qua ổn định và sức ép tăng tỷ giá do tâm lý thị trường bị loại bỏ nên người nhận kiều hối dần chuyển từ ngoại tệ sang nắm giữ tiền đồng.

Ông Sheshagiri (Sukesh) Mailiah, Giám đốc Khu vực tiểu lục địa Ấn Độ, Malaysia và Đông Dương của MoneyGram đưa ra nhận định, dòng kiều hối chuyển về Việt Nam đã đạt kết quả tích cực trong năm qua và sẽ tích cực trong năm nay, kể cả khi tình hình thế giới có nhiều biến động.

Việt Nam nằm trong số mười quốc gia hàng đầu, đứng thứ hai trong ASEAN sau Philippines, về lưu lượng chuyển tiền trong nước trên thế giới.

Theo khu vực, tăng trưởng dòng kiều hối dao động từ gần 7% ở Đông Á, Thái Bình Dương đến 12% ở Nam Á. Sự gia tăng nói chung được thúc đẩy bởi một nền kinh tế và việc làm mạnh mẽ hơn ở Hoa Kỳ và sự phục hồi của dòng chảy ra từ một số quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) và Liên bang Nga.

Kiều hối đến khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã tăng gần 7% lên 143 tỷ USD trong năm 2018, nhanh hơn mức tăng trưởng 5% trong năm 2017.

Chuyển tiền đến Philippines đã tăng lên 34 tỷ USD. Kiều hối đến Việt Nam năm 2018 đạt 18,9 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ so với mức 13,81 tỷ USD được ghi nhận trong năm 2017. Nguồn kiều hối từ Mỹ, Camuchia, Úc và Pháp.

Chảy mạnh về Việt Nam

Nguồn kiều hối chảy về Việt Nam trong năm nay được giới phân tích tài chính tiếp tục đánh giá tích cực do chính sách điều hành tỷ giá ổn định.

Đặc biệt, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tái giảm lãi suất đồng USD trong tháng 6/2019 vừa qua, thậm chí giảm thêm thời gian tới. 

Mặc dù, lãi suất tiền gửi ngoại tệ trong nước vẫn đang ở 0%, song theo các nhà phân tích tài chính điều đó sẽ không tác động lên kiều hối.

Hiện tại, kiều bào chuyển tiền về nước chỉ có thể thông qua các kênh như chuyển trực tiếp từ ngân hàng nước ngoài về tài khoản ngân hàng trong nước, chuyển thông qua các công ty chuyển tiền như Western Union, MoneyGram, nhờ người quen cầm về.

Theo thống kê, Việt Nam đang có nguồn lực to lớn là 4,5 triệu kiều bào ở nước ngoài luôn mong muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Lượng kiều hối về Việt Nam tăng liên tục và vào Top 10 thế giới năm 2017, đạt 13,81 tỷ USD theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB). Năm 2018, lượng kiều hối đạt gần 16 tỷ USD và dự báo sẽ không ngừng chảy về Việt Nam năm nay, dù thế giới có nhiều biến động.

Các quốc gia chuyển kiều hối hàng đầu cho Việt Nam vẫn chủ yếu từ Hoa Kỳ, Campuchia, Úc và Pháp có cộng đồng người Việt chiếm ưu thế. Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản là những hành lang di cư sắp tới với sự gia tăng di cư của công nhân. 

Việt Nam nằm trong số mười quốc gia hàng đầu, đứng thứ hai trong ASEAN sau Philippines, về lưu lượng chuyển tiền trong nước trên thế giới. Sự khác biệt quan trọng này là động lực của quan hệ đối tác và chiến lược kinh doanh của MoneyGram.

Theo ông Sheshagiri,  MoneyGram sẽ tập trung chú ý vào nhu cầu của khách hàng bất kể họ ở đâu trên thế giới và điều chỉnh dịch vụ sản phẩm phù hợp. MoneyGram đang có quan hệ đối tác với ví tiền và dịch vụ tài khoản ngân hàng ở một số quốc gia, bao gồm Ví Ooredoo ở Qatar, GCash ở Philippines, Tiền gửi tài khoản Indonesia và AliPay ở Trung Quốc. 

Ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc HDBank cũng cho hay, nguồn kiều hối tiếp tục chảy mạnh về Việt Nam và nhờ chính sách tỷ giá linh hoạt, ổn định nên nguồn kiều hối về Việt Nam chủ yếu được chuyển đổi sang tiền đồng và gửi tiết kiệm.

Đánh giá về nguồn kiều hối về Việt Nam năm nay, theo ông Trung sẽ tiếp tục tăng so với năm trước.

Tại HDBank, 6 tháng đầu năm 2019, doanh số chi trả kiều hối đạt khoảng 300 triệu USD và mục tiêu chi trả cả năm là 500 triệu USD. Năm 2018, doanh số kiều hối chi trả qua HDBank đạt mức 300 triệu USD.

Theo Đầu tư chứng khoán

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến