Con số này chỉ bằng 18,4% so với cùng kỳ năm 2017 (đạt hơn 907 tỷ đồng).
Nguyên nhân chính là do tỷ suất lợi nhuận được chia từ các công ty con và liên doanh, liên kết của Vicem trong kỳ chỉ đạt 3,8%, kém xa so với cùng kỳ năm 2017.
Giảm thu từ các khoản đầu tư
Nửa đầu năm 2018, tổng doanh thu của Vicem đạt 699,6 tỷ đồng, chưa bằng một nửa so với con số 1.530 tỷ đồng ghi nhận được trong 6 tháng đầu năm 2017. Trong đó, doanh thu thuần đạt 120 tỷ đồng (giảm 62% so với cùng kỳ năm 2017), doanh thu hoạt động tài chính giảm từ 1.035 tỷ đồng xuống còn 579,6 tỷ đồng (giảm 44% so với cùng kỳ năm 2017).
Do hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó, Công ty mẹ Vicem đứng ra quản lý vốn đầu tư vào các công ty con và công ty liên doanh, liên kết. Lợi nhuận của Công ty mẹ Vicem phần lớn đến từ phần lãi được chia từ các khoản đầu tư và nằm trong phần doanh thu tài chính của báo cáo kết quả kinh doanh.
Tuy nhiên, 6 tháng năm 2018, lợi nhuận thu về từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết chỉ đạt hơn 527,3 tỷ đồng (giảm 47%), và chủ yếu từ các đơn vị hoạt động có hiệu quả như Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch, Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1, Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn...
Tại thời điểm 30/6/2018, tổng giá trị đầu tư vào các công ty con và công ty liên doanh, liên kết của Vicem đạt 13.643 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính (xi măng, clinker). Như vậy, tỷ suất cổ tức, lợi nhuận được chia trên tổng giá trị đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Vicem chỉ đạt 3,8%, bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, chi phí tài chính của Vicem trong nửa đầu năm 2018 lại tăng tới 35% từ 333,4 tỷ đồng lên 452 tỷ đồng do tăng trích lập dự phòng các khoản đầu tư. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của các công ty con và công ty liên doanh, liên kết của Vicem gặp khó khăn trong 6 tháng đầu năm 2018.
Tiếp tục rót vốn vào “cục nợ” Xi măng Hạ Long
Một điểm đáng chú ý khác trong báo cáo tài chính riêng quý II/2018 của Công ty mẹ Vicem là việc tăng tỷ lệ sở hữu của Vicem tại Công ty CP Xi măng Hạ Long. Đây là một trong những công ty con thua lỗ lớn nhất của Vicem, cùng với Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp và Công ty CP Xi măng Sông Thao.
Cụ thể, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2018, khoản trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn của Vicem tại Xi măng Hạ Long đã tăng 480 tỷ đồng lên tới 1.605 tỷ đồng. Cùng với đó, tổng vốn góp của Vicem tại Xi măng Hạ Long cũng tăng lên tương ứng, từ 1.125 tỷ đồng lên 1.605 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ sở hữu tăng từ 77% lên 82,69%.
Việc tiếp tục tăng vốn góp tại Xi măng Hạ Long là một bước đi mới nhất của Vicem trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp này. Trước đó, Vicem cũng đã chi ra hơn 480 tỷ đồng để mua thêm cổ phần phát hành đợt 1 của Xi măng Hạ Long vào ngày 22/12/2017, qua đó tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty con này lên 77%.
Được biết, sau khi tiếp nhận Xi măng Hạ Long từ Tổng công ty Sông Đà, Vicem đã giúp công ty này có lãi và cân đối trả nợ trong năm 2016. Nhưng, bước sang năm 2017, công ty này lại lỗ xấp xỉ 200 tỷ đồng. Lũy kế đến hết năm 2017, Xi măng Hạ Long lỗ tới hơn 3.600 tỷ đồng, dẫn tới vốn chủ sở hữu bị âm hơn 2.200 tỷ đồng. Nếu Xi măng Hạ Long tiếp tục thua lỗ kéo dài thì cũng đồng nghĩa Vicem sẽ không lấy lại được các khoản vốn đã đầu tư vào đơn vị này.
Theo báo Đấu thầu
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy