Tin liên quan
Năm 2014 EVN lãi hơn 823 tỷ đồng
Tại buổi họp báo công bố giá thành sản xuất điện của Tập đoàn năm 2014 được Bộ Công Thương tổ chức chiều 2/2, ông Trần Nhật Quang - Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Quyết của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Cũng theo ông Quang, việc kiểm tra, tính toán giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2014 không bao gồm thanh kiểm tra việc chấp hành của EVN đối với các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn và tài sản, các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp, các quy định về đầu tư, đấu thầu xây dựng công trình điện và mua sắm, thanh lý thiết bị.
Đại diện Cục điều tiết điện lực cho biết, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2014 là 198.003,52 tỷ đồng. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2014 là 1.539,35 đ/kWh.
Trong đó, tổng chi phí khâu phát điện là 152.920,70 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.188,86 đồng/kWh. Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 10.520,39 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 81,79 đồng/kWh.
Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện là 33.657,25 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 261,66 đ/kWh. Tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành là 905,18 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản lý ngành theo điện thương phẩm là 7,04 đ/kWh.
Cũng theo đại diện Cục Điều tiết điện lực, doanh thu bán điện năm 2014 của EVN là 197.128,89 tỷ đồng, tương ứng giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.532,55 đồng/kWh). Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2014 là 1.698,46 tỷ đồng, gồm thu nhập từ tiền bán công suất phản kháng là 444,25 tỷ đồng.
Thu nhập từ hoạt động tài chính của Công ty mẹ - EVN, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia và các Tổng công ty Điện lực là 1.153,21 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động đầu tư vào các công ty cổ phần (số liệu EVN báo cáo) là 101 tỷ đồng.
Như vậy, tổng cộng lãi hoạt động sản xuất kinh doanh điện và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2014 của EVN là 823,83 tỷ đồng.
Đánh giá về khoản lãi này, ông Đinh Quang Tri - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam cho biết, mức lãi trong năm 2014 là quá thấp nếu so sánh trên vốn điều lệ. “Khoản lãi năm 2014 đã chưa tính chênh lệch lỗ do tỷ giá, bởi nếu tính khoản này vào thì EVN sẽ lỗ. Vì vậy, EVN đã xin phép Chính phủ được trích dần do chưa tới hạn trả ngay bởi đều là khoản nợ phải trả trong 10-15 năm. Đây là cơ chế riêng cho EVN do Chính phủ quyết định”, ông Tri cho hay.
EVN không muốn tăng giá điện
Trả lời câu hỏi phóng viên về việc có hay không khả năng tăng giá điện trong thời gian tới, ông Đinh Quang Tri cho biết, hiện EVN chưa có kế hoạch cho việc tăng giá bán lẻ điện năm 2016.
Theo ông Tri, giá điện phải tính trên cơ sở ước giá thành 2016 với các khoản chi phí sản xuất, trong đó, đặc biệt là phải tính đến nhu cầu tiêu dùng điện. “Trong tháng 1 vừa qua, nhu cầu tiêu dùng điện chỉ tăng hơn 6-7%. Còn tháng 2, do thời tiết đang lạnh nên nhu cầu tiêu dùng điện dự kiến sẽ không cao. Vì vậy, EVN chưa phải huy động điện chạy dầu. Đây là một yếu tố thuận lợi để giữ ổn định giá điện”, ông Tri thông tin.
Mặc dù vậy, ông Tri cũng tỏ ra lo ngại và cho biết, thời điểm này đang là mùa lạnh nên nhu cầu dùng điện của người dân chưa cao. Tuy nhiên, sang đến mùa nắng nóng tháng 5 - 6, phụ tải điện có thể tăng cao. Đây sẽ là một khó khăn cho bài toán kinh doanh điện.
Phó Tổng EVN cho biết thêm, tại miền Nam, nhu cầu tiêu dùng vẫn điện cao và nguy cơ thiếu điện sẽ xảy ra. Trường hợp công suất điện đã được truyền tải từ miền Bắc vào miền Nam mà không đáp ứng được và phụ tải tăng quá mạnh, EVN sẽ buộc phải phát điện chạy dầu. Điều này có thể khiến chi phí tăng cao.
“Về cơ bản, chúng tôi mong muốn năm 2016 không phải tăng giá điện là tốt nhất. Mỗi lần tăng giá điện là rất mệt mỏi, không ai muốn, kể cả người tiêu dùng lẫn người bán”, Phó Tổng EVN chia sẻ.
Nên đọc
Theo VnMedia
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy