Áp lực thanh khoản mùa cao điểm đã qua, cùng diễn biến tăng trưởng tín dụng giảm nhẹ, mặt bằng lãi suất tiết kiệm ngân hàng tương đối ổn định trong những ngày đầu tháng 3/2022.
Lãi suất tiết kiệm đi ngang
Đầu tháng 2/2022, do lo ngại dòng tiền huy động tiếp tục sụt giảm nếu lạm phát tăng, nhiều ngân hàng đã phải nâng biểu lãi suất. Điều này khiến lãi mặt bằng lãi suất huy động nhích nhẹ.
Theo tổng hợp của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trung bình lãi suất huy động 6 tháng tăng nhẹ 0,003 điểm phần trăm lên mức 4,795%. Trong khi lãi suất huy động 12 tháng trung bình giảm nhẹ 0,006 điểm phần trăm xuống còn 5,545% vào cuối tháng 2.
Chi tiết hơn, ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn (vốn trên 5.000 tỷ đồng) là nhóm ngân hàng duy nhất nâng lãi suất đối với kỳ hạn 6 tháng, với mức tăng 0,02 điểm phần trăm, lên 4,56%/năm nhưng không thay đổi lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng, duy trì ở mức 5,307%/năm.
Ngược lại, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ (vốn dưới 5.000 tỷ đồng) giảm 0,02 điểm phần trăm đối với cả 2 loại kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng, xuống còn lần lượt 4,42%/năm và 6,04%.
Riêng nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục không điều chỉnh lãi suất trong tháng 2. Lãi suất trung bình kỳ hạn 6 tháng tiếp tục được duy trì ở mức 3,775%/năm trong tháng thứ 9 liên tiếp, đồng thời lãi suất kỳ hạn 12 tháng vẫn đang không thay đổi ở mức 4,95%/năm sau 7 tháng.
Hiện tại, mùa cao điểm về chi trả, thanh toán đã chính thức trôi qua, và dòng tiền chảy ra khỏi hệ thống hồi trước Tết Nguyên đán cũng dần quay trở lại.
Mặt khác, theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 25/2/2022, tín dụng tăng 2,52% so với cuối năm 2021. Trước đó, số liệu tăng trưởng tín dụng được cơ quan này ghi nhận vào cuối tháng 1 năm nay là 2,74%. Như vậy, tăng trưởng tín dụng đã giảm tốc trong tháng 2/2022.
Với các yếu tố như trên, thanh khoản hệ thống ngân hàng đã bớt “căng”. Do đó, biểu lãi suất huy động tháng 3/2022 tại nhiều ngân hàng cũng không biến động nhiều so với tháng trước.
Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng, áp lực tăng lãi suất huy động chưa phải hoàn toàn hết. Thời gian tới, khả năng lạm phát của Việt Nam tăng là rất lớn khi giá nhiều loại nguyên vật liệu có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là giá xăng dầu. Áp lực này sẽ khiến ngân hàng tăng lãi suất huy động, duy trì mức lãi suất thực dương để hút lượng tiền từ thị trường.
Nhóm nghiên cứu tại BVSC dự báo, mặt bằng lãi suất năm 2022 khó giảm thêm so với cuối năm 2021, thậm chí còn tăng thêm khoảng 0,25%-0,5%.
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất?
Bảng xếp hạng lãi suất tiền gửi cao nhất trong tháng 3/2022 hầu như không có nhiều biến động so với tháng trước đó. Duy chỉ có ngân hàng VIB là tăng nhẹ 0,01 điểm điểm phần trăm, từ mức cao nhất là 6,19%/năm lên 6,20%/năm.
Nhìn chung, mức lãi suất cao nhất đang dao động trong vùng từ 5,5%/năm đến 7,1%/năm tuỳ từng ngân hàng.
Trong đó, SCB dẫn đầu với mức lãi suất 7,6%/năm. Khách hàng muốn nhận được mức lãi suất này cần phải gửi khoản tiền 500 tỷ đồng cho kỳ hạn 13 tháng.
Tiếp đến là Techcombank với mức 7,1%/năm. Khách hàng muốn nhận được mức lãi suất này cần phải gửi khoản tiền từ 999 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 12 tháng.
Liền sau là ngân hàng MSB với mức ấn định 7%/năm và điều kiện số tiền gửi áp dụng từ 200 tỷ đồng trở lên tại hai kỳ hạn là 12 tháng và 13 tháng.
LienVietPostBank hiện đang xếp ở vị trí thứ tư với lãi suất là 6,99%/năm. Điều kiện để khách hàng nhận được mức lãi suất này là phải có khoản tiền gửi có kỳ hạn 13 tháng và 60 tháng, trong đó giá trị tiền gửi ở kỳ hạn 13 tháng phải từ 300 tỷ trở lên.
Bên cạnh đó, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn gửi tiền ở một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh như MBBank (6,9%/năm), Ngân hàng Việt Á (6,9%/năm), HDBank (6,85%/năm), BacABank (6,8%/năm)... Nhưng, các ngân hàng này đều có những tiêu chuẩn riêng để đạt được mức lãi suất như trên, chứ không cào bằng cho mọi khoản tiền gửi.
Tại nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV) trong tháng này chỉ Vietcombank là có điều chỉnh giảm lãi suất tại một số kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến mức lãi suất cao nhất đang được huy động tại ngân hàng này. Trong đó, mức lãi suất ngân hàng cao nhất là 5,6%/năm tại VietinBank; ba ngân hàng còn lại có chung mức 5,5%/năm.
Tác giả: Đào Vũ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy