Nhưng lạm phát gia tăng sẽ không chỉ đè nặng lên ngân sách du lịch hoặc hóa đơn mua sắm, nó cũng có thể ảnh hưởng đến các khoản đầu tư. Và thị trường chứng khoán không nằm ngoài sự tác động của lạm phát.
Giữa tháng 5, Phố Wall giảm điểm, một phần là do lạm phát đã có dấu hiệu tăng cao nhưng việc lạm phát hiện tại có ảnh hưởng tiêu cực trong dài hạn lên thị trường chứng khoán hay không vẫn là một dấu hỏi.
Lạm phát cao thường được coi là tín hiệu tiêu cực cho thị trường chứng khoán vì khiến cho chi phí vay, chí phí đầu vào (nguyên vật liệu, lao động) tăng theo và giảm mức sống của người dân. Điều quan trọng nhất là lạm phát sẽ khiến cho tăng trưởng thu nhập kỳ vọng giảm xuống, gây áp lực cho giá cổ phiếu.
Lạm phát trái kỳ vọng
Thông thường, thị trường chứng khoán sẽ dự báo về mức lạm phát mỗi năm, nhằm điều chỉnh lợi nhuận kỳ vọng để thoát khỏi sức ảnh hưởng của lạm phát.
Tuy nhiên, khi lạm phát đột ngột tăng từ 2% lên 4% trong một khoảng thời gian ngắn, những dữ liệu thu thập trong quá khứ cho thấy thị trường sẽ phản ứng tiêu cực. Bởi vì nhà đầu tư đòi hỏi tỉ suất lợi nhuận cao hơn để bù đắp những rủi ro họ phải đối mặt. Thay vì lợi nhuận 8%, nhà đầu tư sẽ nâng kỳ vọng lên ít nhất 10% và giá cổ phiếu nhiều khả năng sẽ giảm xuống.
Tốc độ lạm phát có tầm quan trọng thiết yếu đối với quỹ đạo kinh tế. Lạm phát tăng quá cao có thể buộc FED phải thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn mong muốn, gây ra các tác động lớn đến một nền kinh tế phụ thuộc vào nợ và do đó bị ràng buộc nghiêm trọng với lãi suất thấp.
Làm thế nào tốt nhất để bảo vệ danh mục đầu tư trước những tổn thất mà giá tăng thường gây ra? 5 cách tiếp cận khi lạm phát xảy ra. Ảnh: Man Group.
Lạm phát thời bùng nổ và khủng hoảng
Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, các cổ phiếu phản ứng tiêu cực với lạm phát thậm chí còn mạnh hơn. Mức độ phản ứng lớn hơn nhiều so với thời điểm nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Điều này hoàn toàn hợp lý. Khi nền kinh tế đang giảm tốc, lợi nhuận cũng như doanh thu thường giảm xuống, do đó không ai quan tâm tới vấn đề lạm phát. Khi nền kinh tế bùng nổ, lợi nhuận chắc chắn sẽ tăng cao và nền kinh tế rất có thể phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao hơn.
Tác động của lạm phát là không giống nhau giữa các lĩnh vực. Ví dụ, cổ phiếu tăng trưởng có khả năng sẽ giảm giá khi lạm phát tăng cao. Đó là vì các cổ phiếu tăng trường có kỳ vọng lợi nhuận cao hơn trong tương lai, và khi lạm phát tăng cao, những kỳ vọng tương lai đó chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Đối với cổ phiếu giá trị, công ty sẽ mang lại một mức lợi nhuận không đổi mỗi năm. Đối với cổ phiếu tăng tưởng, lợi nhuận sẽ tăng cao trong tương lại.
Các nhà đầu tư mua cổ phiếu tăng trưởng thường tính toán giá trị hiện tại của dòng lợi nhuận trong tương lai. Khi lạm phát hoặc lãi suất bắt đầu tăng cao hơn kỳ vọng sẽ khiến cho giá trị đó giảm xuống.
Một phần nguyên nhân là lãi suất đối với trái phiếu phi rủi ro của chính phủ cũng sẽ tăng lên, khiến cho trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn so với cổ phiếu.
Một lý do khác là lạm phát và lãi suất cao hơn sẽ ảnh hưởng tới triển vọng lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp.
“Cổ phiếu tăng trưởng có thời gian đáo hạn bình quân lâu hơn so với cổ phiếu giá trị vì chúng có thể mang lại lợi nhuận cao hơn trong tương lại. Nếu như lạm phát tăng cao, mức lợi nhuận bạn nhận được trong tương lai cũng giảm xuống”, theo Giám đốc trung tâm nghiên cứu Larry Swedroe của Viện quản lý Tài sản chiến lược Buckingham.
Các cổ phiếu công ty có vốn hóa nhỏ, đặc biệt là các cổ phiếu tăng trưởng, thường bị ảnh hưởng vì nhạy cảm hơn đối với lãi suất.
Các cổ phiếu cổ tức cao, giống như cổ phiếu lĩnh vực tiện ích và bất động sản, cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bỡi lẽ, nhà đầu tư có xu hướng xem trái phiếu lãi suất cao của chính phủ là một phương án thay thế, do cổ tức thường không bắt kịp đà tăng của lạm phát.
Lạm phát có đáng sợ?
Lạm phát không hẳn “tồi tệ” như mọi người vẫn nghĩ. Lạm phát thậm chí còn giúp mang lại một số lợi ích nhất định. Trong một vài trường hợp, lạm phát vừa phải có thể giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp.
“Lạm phát vừa phải nên được nhìn nhận là hiện tượng tốt, vì là dấu hiệu cho một nền kinh tế đang tăng trưởng. Các doanh nghiệp có thể nâng giá bán hàng hóa, dịch vụ của mình”, ông Larry Swedroe nhận định.
Thậm chí, tại nhiều thời điểm, lạm phát đạt đến “điểm tối ưu”. “Khi đánh giá tỉ suất lợi nhuận trên sàn S&P 500, có điều chỉnh với lạm phát, kết quả cho thấy mức tỉ suất lợi nhuận thực tế cao nhất đạt được khi lạm phát từ 2% tới 3%”, theo chuyên gia phân tích đầu tư Kristina Zucchi.
Người sáng lập và Chủ tịch công ty kế hoạch tài chính Caliber Financial Partners - ông Patrick Healey cho biết: “Lạm phát là không thể tránh khỏi, đặc biệt là với số tiền mà chính phủ đang chi tiêu. Từ quan điểm tài chính, bạn cần phải có một số phòng ngừa rủi ro trong danh mục đầu tư của mình”.
Tác giả: Minh Duy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy