Làm sao để chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nữ đạt hiệu quả?
03/03/2016 16:49:30
ANTT.VN - Xuất phát từ “ Sáng kiến Hỗ trợ Khu vực Tư nhân Vùng Mekong” (MBI) và Hội nữ Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội ( HAWASME) tổ chức hội thảo tham vấn Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nữ vừa và nhỏ phát triển bền vững , tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Tin liên quan

Theo bà Nguyễn Thu Hà – Phó chủ tịch HAWASME, hiện nay đã có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa biết tới các quy định này. Trong khi đó, việc thực thi các chính sách với các doanh nghiệp đã biết tới các quy định cũng đang rất khó khăn. Thực tế này đặt ra các yêu cầu phải chỉnh sửa, bổ sung các quy định chính sách cho phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay của doanh nghiệp.

Toàn cảnh hội thảo

Được sự hỗ trợ của Ngân hàng Châu Á (ADB), HAWASME nghiên cứu nhằm bước đầu đánh giá về tính thực thi của các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp nữ Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp. Đồng thời tiến hành rà soát các văn bản pháp luật liên quan, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm để thu nhận ý kiến từ các chuyên gia, các doanh nhân nữ và các sở ban ngành liên quan để đưa ra những mong muốn, đề xuất, sửa đổi chính sách hiện hành và gợi ý thêm những chính sách mới.

Phát biểu tại hội thảo, Ông Lê Quang Cảnh - PGS.TS. Phó Viện Trưởng Viện APIM - Đại học Kinh tế Quốc Dân chia sẻ những kết quả qua quá trình tham vấn: “ Doanh nghiệp do nữ làm chủ ở Mỹ chiếm 50% trở lên, còn trên thế giới hiện nay là 63%. Còn ở Việt Nam Doanh nghiệp do nữ làm chủ chiếm 25%, chủ yếu tập trung vào nghành dịch vụ”. Từ đó đưa ra đề xuất khuyến nghị, đó là: DNNVV do phụ nữ làm chủ là đối tượng được hỗ trợ của luật hỗ trợ DNNVV; Cung cấp thông tin chính sách, thị trường, nguồn lực…minh bạch, kịp thời và có thể tiếp cận; Bồi dưỡng doanh nhân nữ cho các DNNVV; Đảm bảo tỉ lệ nhất định về DNNVV do phụ nữ làm chủ trong tiếp cận thị trường và nguồn lực hiện tại dành cho các DNNVV; Vinh danh và ghi nhận đóng góp DNNVV phụ nữ làm chủ và đóng góp của doanh nhân nữ.

Bà Wendy Conway Lamb - Bí Thư thứ nhất - Đại sứ quán Úc nêu ra những trở ngại về tài chính là do doanh nhân nữ thiếu thông tin và có những quan niệm chưa đúng đắn nên cần phải có tập hợp những rào cản cho những doanh nghiệp do nữ làm chủ về quy trình, hồ sơ tín dụng, cách thức làm hồ sơ đồng thời tăng cường mức độ tin tưởng và tự tin của phụ nữ trong việc làm hồ sơ vay vốn. Phải có các khóa đào tạo, tư vấn về kỹ năng mềm, tổ chức các hội thảo, xây dựng mạng lưới…Cần có cơ chế giám sát đánh giá xem những chính sách này có hiệu quả hay không. Ngoài ra nữ doanh nhân cần tham gia vào các hiệp hội, tiếp cận các mạng lưới, phương tiện thông tin đại chúng để cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. Từ đó thúc đẩy hiểu biết về các quyền, trong đó có quyền sở hữu về tài sản.

Các nhóm doanh nhân nữ đã cùng thảo luận và đề xuất các giải pháp về chính sách tại hội thảo

Buổi họp nhóm giữa các doanh nhân nữ của các tỉnh trong cả nước cũng nêu lên được những vấn đề nổi cộm mà các doanh nghiệp do nữ làm chủ phải đối mặt hiện nay. Đồng thời đưa ra một số gợi mở chính sách mới đem lại quyền lợi cho doanh nghiệp do nữ làm chủ như: Đề nghị phải có một cơ quan hỗ trợ cho chủ doanh nghiệp nữ thực hiện các chính sách của nhà nước; cơ quan này phải tham mưu để xây dựng các tiêu chí thưởng, phạt; Kiểm tra, giám sát việc triển khai và tổ chức thực hiện những. Đồng thời đề nghị ưu đãi cụ thể cho doanh nghiệp cho nữ làm chủ, giảm thuế cũng phải thật cụ thể. Hỗ trợ kinh phí đào tạo và xúc tiến thương mại cũng phải cụ thể. Có chính sách hỗ trợ cho hộ nữ doanh nhân hoạt động. Nếu không cụ thể thì dù chủ trương, chính sách đưa ra sẽ khó đến được với doanh nghiệp do nữ làm chủ…

Trần Hà 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến