Nghề làm hương là nghề phụ của người dân thôn Quyết Thắng, nhưng dịp cận Tết thì nhà nhà đều làm hương nhằm kiếm thêm thu nhập.
Theo đó, cứ vào tháng 7 (âm lịch), người dân lại mua tre non mới khắm lá hoặc chưa bóc hết vỏ đem về chẻ mỏng, phơi khô. Từ tháng 10 âm lịch, làng nghề bắt đầu tập trung nhân lực, tăng cường hết công suất để “chạy” hàng Tết. Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình có thể làm ra 4.000 - 5.000 cây hương thành phẩm các loại, phục vụ thị trường.
Thôn Quyết Thắng làm hương trầm cách đây gần 300 năm.
Theo các cao niên thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, người dân trong thôn đã biết làm hương cách đây khoảng 300 năm, tuy nhiên, lúc đó họ mới chỉ biết làm hương bằng loại lá hương reng trên núi.
Đến khoảng năm 1968, khi vô tình biết được loại cây trầm có mùi hương thơm dễ chịu, bớt đau đầu, căng thẳng, có thể đuổi được muỗi, họ đã kết hợp với lá hương reng tạo nên loại hương trầm cho đến ngày nay.
Để làm nên cây hương trầm đòi hỏi rất nhiều nguyên liệu, trải qua các bước vô cùng công phu. Các loại thảo mộc như: lá hương reng, gốc trầm hương, quế chi… là thành phần làm ra bột hương, được nghiền nhuyễn rồi trộn tất cả với mạt cưa (mùn cưa) và keo theo tỉ lệ chuẩn để hình thành nên cây hương.
Phần lớn các công đoạn làm hương trầm đều được làm thủ công.
Bà Lê Thị Minh (68 tuổi), ở thôn Quyết Thắng, cho biết, làng nghề hương trầm đã có từ lâu đời, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Hương của làng được sản xuất thủ công, nguyên liệu được sử dụng 100% từ tự nhiên.
Còn theo chia sẻ của cụ Nguyễn Thị Cốc (80 tuổi), cụ đã có hơn 60 năm làm hương trầm. Để làm ra loại hương trầm chất lượng tốt, mùi thơm đặc trưng, người dân nơi đây phải thực hiện rất tỉ mỉ trong từng công đoạn sản xuất.
Hương trầm Quyết Thắng không có chất độc hại, mùi thơm đặc trưng nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Được biết, thôn Quyết Thắng có 510 hộ thì đã có 273 hộ có nghề làm hương trầm, nhờ nghề làm hương trầm mà nhiều hộ gia đình nơi đây đã thoát được nghèo. Mỗi bó hương gồm có 100 que, có giá từ 150.000 đồng đến 170.000 đồng. Hàng năm, nhà làm ít thì cũng được 20.000 que, nhà làm nhiều thì 50.000 đến 60.000 que.
Ông Lưu Đức Huấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Trạch cho hay, nghề làm hương trầm đã tạo việc làm và mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Hiện, xã đang lên kế hoạch xây dựng hợp tác xã để mở rộng quy mô sản xuất, nâng tầm chất lượng, thương hiệu làng nghề hương trầm Quyết Thắng.
Xuân Hương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy