Ngày 8/11, Hội đồng xét xử (HĐXX) tiếp tục phần xét hỏi bị cáo Lê Thanh Trung và đồng phạm trong đại án buôn lậu gần 200 triệu lít xăng xảy ra tại Đồng Nai và các tỉnh phía Nam.
Đây là một trong những mắt xích quan trọng tiêu thụ hơn 100 triệu lít xăng lậu của các ông trùm, thu lợi gần 56 tỷ đồng.
Bị cáo Lê Thanh Trung tại phiên toà. Ảnh: Huy Hoàng
Tại phiên toà, bị cáo Lê Thanh Trung (SN 1983, ngụ TP Cần Thơ) khai nhận, kho Nam Phong hoạt động từ năm 2018 do Trung thuê cải tạo, kho hoạt động độc lập và không thoả thuận với Hữu, Tứ để chứa xăng lậu như trong cáo trạng truy tố.
Bị cáo cho rằng giữa Trung và Tứ là mối quan hệ khách hàng. Số tiền chiết khấu mỗi lít xăng mà khách hàng tới nhận là Trung thu của Tứ, không phải thu từ khách hàng của Tứ. Do đó, Trung không đáng bị tình tiết tăng nặng như cáo trạng truy tố.
“Bị cáo rất ân hận, vì hám lợi, mà bị cáo đã không tìm rõ kỹ nguồn gốc hàng hóa”, bị cáo Trung trình bày.
Đại diện Viện KSND xét hỏi bị cáo Trung. Ảnh: Huy Hoàng
Tại phiên toà, bị cáo Trung khai quen biết Tứ từ trước năm 2020, khi đó Trung làm nhân viên kinh doanh xăng dầu ở Cần Thơ. Bị cáo Trung còn cho biết có biết Hữu thông qua Tứ giới thiệu. Bị cáo có hướng dẫn Hữu lập các hồ sơ công ty xin giấy phép làm thương nhân phân phối xăng dầu.
Sau khi mua hàng của Tứ, bị cáo cho xuất hàng về các cửa hàng bán xăng lẻ của mình để bán ra thị trường. Ngoài ra, bị cáo còn bán cho các khách hàng có ký hợp đồng.
Từ năm 2020, bị cáo Trung trang bị điện thoại cho các nhân viên và thành lập nhóm chat “Anh em siêu nhân” để trao đổi thông tin mua bán xuất nhập xăng lậu.
Bị cáo Trung khai, chỉ bán xăng cho các khách hàng TK01 và TK02, từ khách hàng TK03 đến TK06 thì đều là khách hàng của Tứ, Trung chỉ cho thuê kho.
Còn bị cáo Tứ khai rằng, Trung khai chỉ đúng một phần, chỉ giai đoạn đầu các khách hàng TK03-TK06 là của bị cáo, còn từ thời điểm tháng 7/2020-2/2021 thì đã bàn giao lại cho Trung quản lý.
“Bị cáo thừa nhận hành vi của mình là sai phạm. Do lúc đó bị cáo nghĩ việc mua hàng không có hóa đơn chứng từ chỗ Tứ và việc mua bán diễn ra trong nội địa chỉ là sai phạm hành chính. Khi làm việc với CQĐT, được giải thích bị cáo mới biết hàng nhập lậu”, bị cáo Trung khai nhận.
Lúc này, đại diện Viện KSND giải thích: “Xăng dầu là mặt hàng đặc biệt do Nhà nước thống nhất quản lý, nếu hàng không có hóa đơn chứng từ thì một là hàng giả, hai là hàng nhập lậu”.
Tác giả: Huy Hoàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy