Hiện nay, trên các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, nhiều hội nhóm thường thông báo cho nhau những điểm chốt của CSGT để bạn bè tránh. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, bị xử hạt hành chính
Quy định quyền lập chốt của CSGT
Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BCA nêu rõ, một trong các nhiệm vụ của CSGT là tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Các hình thức tuần tra, kiểm soát giao thông của CSGT được quy định tại Điều 10 Thông tư 32 gồm:
(1) Tuần tra, kiểm soát cơ động bằng cách di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công.
(2) Kiểm soát tại Trạm CSGT hoặc tại một điểm trên đường.
(3) Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm hoặc tại Trạm CSGT.
Tất cả các hình thức tuần tra, kiểm soát giao thông kể trên đều phải thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Lực lượng Cảnh sát Giao thông Công an TP Đà Nẵng lập chốt kiểm tra nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông. (Ảnh: Xuân Tiến)
Đối với việc tuần tra, kiểm soát giao thông tại một điểm trên đường, Thông tư 32 yêu cầu phải lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
Như vậy, CSGT có thể lập chốt kiểm soát giao thông tại bất cứ đoạn đường nào đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn giao thông, CSGT thường sẽ lập chốt tại các đoạn đường hay xảy ra vi phạm, các điểm nóng giao thông.
Lập nhóm “báo chốt” CSGT bị phạt thế nào?
Thông tư 67/2019/TT-BCA cho phép nhân dân giám sát hoặt động của lực lượng CSGT trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Tuy nhiên, người dân không được tùy tiện đưa các thông tin, hình ảnh CSGT đang thực hiện nhiệm vụ lên các mạng xã hội, đăng tin trong các hội nhóm.
Trường hợp lập nhóm Facebook, Zalo và đưa các thông tin, hình ảnh về chốt CSGT lên đó, người dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Lỗi vi phạm được xác định ở đây là “hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích” theo quy định của pháp luật.
Mức phạt đặt ra đối với cá nhân lập nhóm “báo chốt” CGST là từ 5 đến 10 triệu đồng, được quy định theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Tác giả: Châu Thư
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy