Tin liên quan
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ HVG giảm 358 tỷ đồng sau kiểm toán
Lật kèo lợi nhuận từ lãi sang lỗ
Ngay những ngày giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán sau Tết Đinh Dậu, báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016 của CTCP Hùng Vương đã gây bất ngờ với những thay đổi lớn so với báo cáo tự lập trước đó.
Cụ thể, doanh thu thuần năm 2016 của Hùng Vương sau kiểm toán giảm mạnh từ 19.921 tỷ đồng xuống còn 17.884 tỷ đồng.
Các khoản mục khác như lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết từ mức lãi hơn 32 tỷ đồng trước kiểm toán cũng bất ngờ điều chỉnh thành lỗ hơn 32 tỷ đồng, chi phí quản lý tăng từ mức 216 tỷ đồng lên hơn 268 tỷ đồng.
HVG cũng đã có những báo cáo giải trình về những thay đổi lớn trong báo cáo kiểm toán khiến lợi nhuận của doanh nghiệp bất ngờ chuyển từ lãi sang lỗ.
Trong đó, các bút toán giảm doanh thu bán bã đậu nành bị loại ra do ghi nhận sai biên độ - phần doanh thu này đã xuất hiện trong các báo cáo tài chính trước đó của HVG. Ngoài ra, khoản mục doanh thu cũng bị đơn vị kiểm toán bóc tách hơn 180 tỷ đồng từ việc sang nhượng các quyền sử dụng ao với lý do chưa đầy đủ thủ tục pháp lý để ghi nhận theo Chuẩn mực kế toán.
Cụ thể, theo báo cáo kiểm toán hợp nhất 2016 của HVG, lợi nhuận sau thuế TNDN của cổ đông công ty mẹ sau kiểm toán giảm gần 358 tỷ đồng so với số liệu trước kiểm toán.
Các bút toán loại trừ lợi nhuận từ giao dịch nội bộ, tăng trích lập dự phòng rủi ro khiến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh cũng góp phần “bào mòn” con số lợi nhuận mà HVG đã công bố trước đó.
Kết quả, sau những thay đổi đáng kể trên, lợi nhuận trước thuế của Hùng Vương chỉ còn 58,8 tỷ đồng, giảm mạnh 86% so với con số trong báo cáo tự lập trước kiểm toán (406 tỷ đồng).
Sau khi trừ đi thuế thu nhập, Hùng Vương chỉ còn 9,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Trong đó, phần lợi nhuận thuộc về công ty mẹ là âm 49,3 tỷ đồng, giảm mạnh so với số lãi 309 tỷ đồng trước kiểm toán.
Thị trường quay mặt với “vua cá tra”
Các nhà đầu tư đã ngay lập tức có phản ứng trên thị trường sau các thông tin gây bất ngờ trên, một phần lớn vì trước đó Hùng Vương luôn tự hào là doanh nghiệp có thể trụ vững trước những khó khăn chung của toàn ngành thủy sản – đặc biệt là các doanh nghiệp nuôi cá tra thời gian vừa qua nhờ “hệ sinh thái doanh nghiệp” khép kín giúp HVG có thể chủ động xử lý tình hình.
Tuy nhiên các con số sau kiểm toán được công bố khiến cổ đông và những nhà đầu tư chứng khoán đặc biệt thất vọng.
Ngay sau kỳ nghỉ Tết, cổ phiếu HVG đã giảm 4 phiên liên tiếp. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/2/2016, giá cổ phiếu HVG chỉ còn 6.720 đồng/cổ phiếu, giảm 26% so với mức giá ngày cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết (9.000 đồng/CP).
Ngày 08/02, sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có quyết định đưa cổ phiếu HVG của Công ty Cổ phần Hùng Vương vào diện cảnh báo kể từ ngày 15/02/2017.
Nguyên nhân được HoSE đưa ra do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ HVG năm 2016 là -49,3 tỷ đồng căn cứ Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2016 (niên độ tài chính 01/10/2015- 30/09/2016).
Trước đó, ngày 6/2/2017, HoSe cũng công bố danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong đó cũng có tên của HVG.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy