Sau công văn hỏa tốc gửi các bộ ngành, UBND các tỉnh thành hỏi ý kiến về rà soát, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương vừa có công văn với nội dung tương tự, gửi cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối kinh doanh xăng dầu.
Theo đó, thực hiện Nghị quyết 143 ngày 4/11 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2022, công điện của Thủ tướng về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu, để kịp thời rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định 83 và Nghị định 95 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp có ý kiến sửa 2 Nghị định nói trên.
Sau văn bản hoả tốc gửi các bộ ngành, UBND các tỉnh, Bộ Công Thương mới có văn bản gửi các thương nhân đầu mối, phân phối xăng dầu để lấy ý kiến (Ảnh: Hữu Thắng).
Cụ thể, Bộ này đề nghị doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối "nghiên cứu, đề xuất nội dung cần sửa đổi bổ sung đối với các văn bản nêu trên bảo đảm tính khoa học, hiệu quả, khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp". Trong đó cần nêu rõ lý do, phương án đề xuất sửa đổi.
Văn bản tham gia ý kiến đóng góp của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được gửi về Bộ Công Thương và qua email trước ngày 20/11/2022 để kịp thời tổng hợp, báo cáo Chính phủ trong tháng 11/2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, Bộ Công Thương đã có văn bản hỏa tốc gửi các bộ ngành và UBND các tỉnh, thành phố về việc liên quan đến sửa đổi quy định kinh doanh xăng dầu.
Theo đó, tại văn bản này, Bộ Công Thương cho biết Bộ đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp rà soát và bước đầu đưa ra một số vấn đề cần đề xuất, sửa đổi đối với các Nghị định liên quan đến kinh doanh xăng dầu.
Cụ thể như: Vấn đề về chu kỳ điều hành giá xăng dầu; quy định mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu; đại lý bán lẻ xăng dầu được lấy hàng từ nhiều nguồn.
Bên cạnh đó, Bộ cũng lấy ý kiến về quyền và nghĩa vụ của các thương nhân phân phối xăng dầu; quyền và nghĩa vụ của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; việc thống nhất đầu mối quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu; việc quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu; việc sửa đổi, bổ sung các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh xăng dầu...
Bộ Công Thương đề nghị các bộ ngành, UBND các tỉnh thành phố tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 83 và Nghị định 95, có ý kiến đối với các nội dung đề xuất sửa đổi nêu trên và các nội dung cần sửa đổi, bổ sung khác (nếu có).
Đồng thời, Bộ cũng đề nghị cử đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ tham gia ban soạn thảo và tổ biên tập Nghị định sửa đổi Nghị định 83 và Nghị định 95.
Mới đây, sau chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương cũng yêu cầu các thương nhân đầu mối và phân phối ký biên bản cam kết về việc đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ, hoàn thành trước ngày 16/11.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính có văn bản đề nghị Bộ Công Thương, các thương nhân đầu mối báo cáo chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam để phục vụ kỳ điều hành giá ngày 21/11.
Tác giả: Nguyễn Thu Huyền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy