Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau nối thông toàn tuyến cao tốc từ TP.HCM đến Cà Mau.
Ban quản lý dự án Mỹ Thuận vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.
Khác với đề xuất cuối tháng 3 vừa qua, tổng chiều dài toàn tuyến được đề xuất là 124,8km, qua 6 tỉnh. Trong đó, đoạn qua Vĩnh Long 10,5km; Cần Thơ 6km; Hậu Giang 61,6km, Bạc Liêu 7,7km, Kiên Giang 17,1km và Cà Mau 21,9km. Dự án sẽ được đầu tư theo quy mô 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh với mặt cắt ngang 24,75m; vận tốc thiết kế 100 km/h. Trong giai đoạn 1 sẽ đầu tư theo quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế, chiều rộng mặt cắt ngang 17m; vận tốc khai thác 80km/h.
Hiện nay, đi Cần Thơ đến Cà Mau theo đường Quốc lộ 1, tuyến Quản Lộ-Phụng Hiệp và Quốc lộ 61 C (đường Nam Sông Hậu), với cự ly từ 150-180km. Do chưa có đường cao tốc nên việc đi lại giữa Cần Thơ - Cà Mau và các địa phương mất nhiều thời gian, nhất là khi các phương tiện giao thông phải hạn chế tốc độ qua các trung tâm đô thị và khu vực đông người.
Ngoài ra, quy định về tải trọng xe lưu thông đảm bảo tương thích với điều kiện cầu, đường giao thông và hạ tầng cũng ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa trong vùng.
Dự án sẽ xây dựng tuyến cao tốc mới từ thành phố Cần Thơ đi thẳng về Cà Mau, đi song song với tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, cách khoảng 15km về phía Bắc, cách thành phố Vị Thanh 10km và điểm cuối tuyến giao với đường Vành đai Tp. Cà Mau tại xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đề nghị phân chia tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau thành 2 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1, đoạn từ Vĩnh Long - Cần Thơ dài 15,35km, có tổng mức đầu tư 12.595 tỷ đồng, dự kiến đầu tư sau năm 2025.
Dự án thành phần 2, đoạn từ Cần Thơ – Cà Mau dài 109,5 km được chia tiếp thành dự án thành phần 2.1, Cần Thơ - Hậu Giang, đoạn từ Km15+350 đến nút giao Quốc lộ 61B, dài 36,7km và dự án thành phần 2.2, Hậu Giang- Cà Mau, đoạn từ nút giao Quốc lộ 61B đến cuối tuyến Km124+800.
Dự án thành phần 2 sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025 theo hình thức BOT có hỗ trợ của Nhà nước bằng tiền 50%. Tổng mức đầu tư dự án thành phần 2 là 29.388 tỷ đồng, trong đó tổng mức đầu tư dự án thành phần 2.1 là 10.539 tỷ đồng; dự án thành phần 2.2 là 18.883 tỷ đồng.
Được biết, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016.
Tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển trên hành lang vận tải Cần Thơ - Cà Mau thì đây còn là một trong hai cao tốc trục dọc trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, kết nối vào hai tuyến cao tốc trục ngang, tạo kết nối qua hầu hết 13 tỉnh trong vùng.
Những năm qua, kết cấu hạ tầng giao thông không đồng bộ. “Thông” nhưng chưa “suốt” đã trở thành điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long.
Việc đầu tư xây dựng cao tốc Cần Thơ - Cà Mau là yêu cầu cấp bách nhằm giảm chi phí và thời gian đi lại. Không chỉ kết nối thông suốt tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ TP. HCM- Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ mà còn kết nối các cao tốc trục ngang Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu trong tương lai. |
Tác giả: Anh Tú
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy