Sau 14 năm bỏ hoang, Dự án Khu đô thị mới (KĐTM) Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) có cơ hội “hồi sinh” khi mới đây Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (Licogi) công bố xin ý kiến cổ đông bằng văn bản kế hoạch phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu của Công ty con - Công ty TNHH MTV Nhà ở và Đô thị Licogi để đầu tư dự án này.
Licogi được UBND TP Hà Nội giao đất triển khai Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt từ tháng 8/2004, nhưng đến nay Dự án vẫn giậm chân tại chỗ.
Kế hoạch phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu
Theo nội dung công bố, đây là lô trái phiếu phát hành riêng lẻ không được chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, kỳ hạn tối thiểu trên 1 năm. Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2018 và có thể sang năm 2019.
Một trong những biện pháp chính bảo đảm cho lô trái phiếu trên là toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của Công ty Nhà ở và Đô thị Licogi tại Dự án KĐTM Thịnh Liệt (Dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 15/9/2017) bao gồm nhưng không giới hạn quyền phát triển Dự án, quyền sử dụng đất, công trình hình thành trên đất, động sản và quyền tài sản khác phát sinh từ Dự án đã hình thành hoặc sẽ hình thành trong tương lai. Đồng thời, Licogi dự định thế chấp 100% phần vốn góp và bảo lãnh thanh toán cho doanh nghiệp này như là các biện pháp bảo đảm bổ sung cho đợt phát hành trái phiếu.
Dự án hiện được Licogi sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay. Tính đến ngày 30/6/2018, Licogi đang vay Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 349,3 tỷ đồng và khoảng 25 tỷ đồng từ các cá nhân nhằm mục đích phát triển dự án này và mua sắm tài sản.
Sức khỏe của Licogi ra sao?
Tính đến thời điểm 30/6/2018, ba cổ đông lớn nắm giữ tới 94,24% vốn điều lệ của Licogi gồm Bộ Xây dựng (40%); Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh bất động sản Khu Đông (35%) và Công ty TNHH Đầu tư Gia Cường (19,24%). Vì vậy, kế hoạch phát hành trái phiếu có được thông qua hay không sẽ phụ thuộc lớn vào quyết định của ba cổ đông này. Chưa rõ kết quá của kế hoạch này ra sao nhưng sức khỏe tài chính của Licogi và Công ty Nhà ở và Đô thị Licogi mới là vấn đề đáng bàn.
Theo tài liệu kèm theo tờ trình kế hoạch phát hành trái phiếu của Licogi, tính đến 31/12/2017, Công ty Nhà ở và Đô thị Licogi có vốn điều lệ 900 tỷ đồng trên tổng tài sản là 1.052 tỷ đồng. Mặc dù tổng nợ vay (137 tỷ đồng) ở mức thấp so với vốn chủ sở hữu nhưng áp lực nợ vay sẽ là rất lớn nếu phải gánh thêm 4.000 tỷ đồng nợ từ trái phiếu.
Trong khi đó, sức khỏe tài chính của Công ty mẹ - Licogi còn khó khăn hơn nhiều. Tại thời điểm 30/6/2018, tổng nợ phải trả của Licogi là 2.269 tỷ đồng (trong đó nợ vay là 1.337 tỷ đồng), gấp 4,4 lần vốn chủ sở hữu. Đáng chú ý, tổng nợ ngắn hạn của Công ty mẹ đã vượt quá tài sản ngắn hạn là 1.337 tỷ đồng, lỗ lũy kế lên tới 392,88 tỷ đồng, chiếm 44% vốn điều lệ của Tổng công ty. Điều này đã dẫn đến sự hoài nghi của kiểm toán viên về khả năng hoạt động liên tục của Licogi.
Với tình trạng tài chính nhiều khó khăn, Công ty mẹ khó có thể hỗ trợ cho Công ty TNHH MTV Nhà ở và Đô thị Licogi thực hiện chi trả gốc và lãi trái phiếu đến hạn.
Theo báo Đấu thầu
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy