VCM dự kiến sẽ đạt EBITDA dương trong Quý 1/2021
Chủ tịch HĐQT Masan (HoSE: MSN) ông Nguyễn Đăng Quang đã có những chia sẻ xung quanh thương vụ mua lại VinCommerce.
Theo ông, khi công bố thương vụ mua lại VinCommerce, ban lãnh đạo đã tin rằng mọi nhân viên, các nhà đầu tư và thị trường sẽ nhiệt liệt tán thưởng quyết định này. Nhưng những gì diễn ra đã ngoài tầm dự đoán...
Bước đi chiến lược của Masan đã nhận nhiều phản ứng trái chiều. Những người tin tưởng nhất vào Masan đã trở nên lung lay và giá cổ phiếu của chúng ta giảm phân nửa chỉ trong một tháng.
Nhìn lại, phản ứng dây chuyền này là có thể hiểu được – Masan đã tiếp nhận khoản lỗ hơn 100 triệu USD từ VinCommerce, trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm vận hành trong lĩnh vực bán lẻ.
Thương vụ đó làm Tập đoàn Masan, vốn đã đa ngành còn trở thành đa ngành hơn nữa, và tiếp tục khắc sâu những nghi ngại là các thương vụ mua bán sáp nhập của Masan dường như không đạt được các mục tiêu chiến lược và tài chính như mong muốn.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, Masan chọn hy sinh thị phần và tốc độ tăng trưởng để xây dựng nền móng của một doanh nghiệp có quy mô khổng lồ và lợi nhuận vượt trội. Masan vận hành với nguyên tắc đơn giản, khi nền móng không vững chắc, ngôi nhà nhất định sẽ bị lung lay. Masan vạch ra 1 mục tiêu đơn giản là đưa VinCommerce đạt EBITDA hòa vốn trong một năm.
Theo đó, Masan đã hành động quyết liệt: đóng cửa hơn 700 siêu thị mini VinMart+, tái cấu trúc chuỗi cung ứng để tăng hiệu quả quy trình logistics và luân chuyển hàng hóa, cũng như tinh gọn danh mục hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đặt trọng tâm vào người tiêu dùng thay vì thúc đẩy doanh số.
Ông thừa nhận, lý thuyết tuy rất đơn giản, nhưng triển khai trên thực tế với kết quả vượt trội là điều không hề dễ dàng. Cuối cùng, kết quả kinh doanh đã nói lên tất cả: VCM đạt EBITDA hòa vốn trong Quý 4/2020 và dự kiến sẽ đạt EBITDA dương vào Quý 1/2021.
Ông Quang tiết lộ, việc mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ hiện đại đã gia tăng khả năng tiếp cận thị trường của Masan từ mức chỉ chiếm 1% ngân sách tiêu dùng (wallet-share) lên mức gần 25%.
Kế hoạch 5 năm tới của Masan là phát triển mạng lưới 10.000 cửa hàng tự vận hành và 20.000 cửa hàng nhượng quyền bằng cách hợp tác với những tiệm tạp hóa gia đình.
Khi chuyển đổi sang nền tảng bán lẻ hiện tại, Masan sẽ xây dựng một doanh nghiệp có quy mô doanh thu 7 – 10 tỷ USD và lợi nhuận gộp gia tăng hai con số vào 2025 cho lĩnh vực bán lẻ.
Theo đó, Masan sẽ phát triển ít nhất 50% cửa hàng trở thành các điểm kết hợp cung cấp dịch vụ tài chính, bao gồm dịch vụ ngân hàng truyền thống và cổng thanh toán kỹ thuật số.
Ông tiết lộ, Masan hiện xử lý hơn 1 triệu giao dịch mỗi ngày và con số này sẽ tăng gấp 5-10 lần vào 2025. Và đối tác cung cấp các dịch vụ tài chính cho Masan chính là Techcombank.
Masan sẽ chuyển hóa The CrownX thành nền tảng “Point of Life”. Là nơi hệ thống bán lẻ (VCM), FMCG (MCH), thịt có thương hiệu (MML) và dịch vụ tài chính (Techcombank) liên kết và hợp lực để tạo thành một nền tảng kinh doanh thông suốt.
Tác giả: Minh An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy