Tin liên quan
Con số mà các "ông lớn" trên phải chi để sở hữu chuỗi hệ thống bán lẻ này vào khoảng 800 triệu USD.
Được biết, để cắt giảm nợ, Tập đoàn Casino hiện đang thực hiện bán một số tài sản tại châu Á và Mỹ Latin, đồng thời tập trung vào hoạt động kinh doanh tại thị trường lớn nhất của tập này là Pháp.
Hồi năm ngoái, Lotte Group từng tuyên bố đang có kế hoạch, đến năm 2020 sẽ mở 60 siêu thị tại Việt Nam. "Ông lớn" ngành bán lẻ của Hàn Quốc hiện đã vận hành chuỗi nhà hàng ăn nhanh Lotteria, các trung tâm mua sắm, khách sạn và rạp chiếu phim tại Việt Nam.
Trong khi đó, hồi tháng 1/2016 thì Tập đoàn TCC của tỉ phú người Thái Charoen Sirivadhanabhakdi đã hoàn thành việc mua lại Metro Cash & Carry tại Việt Nam với giá trị thương vụ lên đến 655 triệu Euro.
Trước đó, nhiều nguồn tin cho biết, khá đông các tập đoàn bán lẻ lớn muốn tham gia cuộc đua sở hữu chuỗi Big C tại Việt Nam, trong đó có cả Dairy Farm của Singapore; Aeon của Nhật Bản...
Việc nhiều đại gia bán lẻ có ý định "nhảy" vào thị trường Việt Nam do nền kinh tế Việt Nam được đánh giá đang phục hồi tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất thập kỷ. Nếu đạt triển vọng tăng trưởng 6,7% trong năm nay, Việt Nam có thể sẽ trở thành một trong những thị trường bán lẻ tăng trưởng nhanh nhất thế giới - theo Bloomberg.
Theo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy