Tin liên quan
Lỗ quý đầu tiên kể từ khi lên sàn
Công ty CP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (HOSE: BCI) vừa công bố BCTC quý III.
Theo đó, BCI trong kỳ lỗ sau thuế 33,6 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm, công ty này lỗ sau thuế 9,3 tỷ đồng, so với khoản lãi sau thuế 193,3 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Đây là quý đầu tiên BCI báo lỗ kể từ khi niêm yết vào cuối năm 2008.
ĐHĐCĐ BCI hồi đầu tháng 4 đã đặt ra mục tiêu lãi sau thuế ở mức 120 tỷ đồng trong năm 2016. Trong bối cảnh chỉ còn 3 tháng quý IV, rất khó để BCI hoàn thành mục tiêu trên.
Trong 3 quý đầu năm, phần lớn các chỉ tiêu quan trọng của BCI đều sụt giảm: Lợi nhuận gộp chỉ đạt 41 tỷ đồng, bằng ¼ con số cùng kỳ (176,4 tỷ đồng), doanh thu hoạt động tài chính chỉ đạt 1,1 tỷ đồng, bằng 1/5 9 tháng đầu năm ngoái (5,2 tỷ đồng). Phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết ở mức 7,3 tỷ đồng, bằng 1/3 cùng kỳ (22,1 tỷ đồng).
Tổng tài sản tính đến cuối quý III ở mức 3.326 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với đầu năm (3.362 tỷ đồng). Hàng tồn kho tiếp tục ở mức lớn, tăng 2,3% lên 2.245 tỷ đồng, chiếm 67,5% tổng tài sản.
Các dự án của BCI chiếm hơn 40% giá trị hàng tồn kho của công ty mẹ KDH. Nguồn: BCTC quý III KDH
Bên kia bảng cân đối kế toán, vốn góp chủ sở hữu vẫn ổn định ở mức 867,2 tỷ đồng. Vay và nợ tài chính 444 tỷ đồng.
Đội ngũ điều hành của BCI tiếp tục chứng kiến sự xáo trộn lớn trong quý III. HĐQT Công ty ngày 19/08 đã thông qua đơn từ nhiệm của thành viên HĐQT Trầm Bê, nơi vị đại gia nổi tiếng từng nắm giữ vị trí này từ năm 1999. Thay vị trí của vị thành viên HĐQT Sacombank đương nhiệm là bà Ngô Thị Mai Chi.
Trước đó, ngày 11/8, HĐQT BCI cũng đã bầu bà Trà Thanh Trà làm thành viên HĐQT thay cho ông Phạm Minh Đức.
Sau khi Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) mua vào gần 50 triệu cổ phiếu BCI trong 3 tháng cuối năm ngoái để trở thành công ty mẹ của BCI (nắm giữ 57,3%), HĐQT Công ty đầu tháng 4 cũng đã bầu ông Nguyễn Đình Bảo, TV HĐQT KDH làm Chủ tịch HĐQT BCI, thay cho ông Trần Ngọc Henri (xuống làm TV HĐQT).
“Bẻ kèo” tăng giá thuê đất
Khu tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân
Cả trăm doanh nghiệp ở Khu tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân thuê đất của BCI (Đơn vị kinh doanh hạ tầng) thời gian qua ‘sống dở chết dở’ khi BCI được cho là ép ký hợp đồng thuê đất mới với hình thức trả tiền một lần cho 40 năm, với đơn giá 2 triệu đồng/m2, tăng gấp 7 lần so với hợp đồng trước đó. Nếu doanh nghiệp không chấp nhận đơn giá mới thì bị cắt điện, nước, thu hồi mặt bằng.
Đại diện hơn 130 doanh nghiệp trong khu TTCN Lê Minh Xuân, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Chi hội doanh nghiệp Lê Minh Xuân cho biết, năm 2005 UBND TPHCM ra quyết định giao 170.225 m2 đất có thu tiền sử dụng đất trong vòng 50 năm cho BCI để đầu tư xây dựng Khu TTCN Lê Minh Xuân. Mục tiêu là nhằm tiếp nhận các cơ sở ô nhiễm phải di dời do nằm trong khu dân cư.
Thực hiện chủ trương này, những công ty thứ cấp đã ký hợp đồng với BCI thuê lại đất. Do lúc đó mới có chủ trương giao đất nên các doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng thuê tạm trong vòng 10 năm. Đến năm 2007, BCI xin TPHCM chuyển sang hình thức thuê đất trả tiền hàng năm và được chấp thuận. Đến nay, BCI cho 141 doanh nghiệp thuê lại đất với giá 300.000 đồng/m2, trả tiền hàng năm.
Ông Tuấn cho biết, BCI hứa cho doanh nghiệp thuê đất ổn định 50 năm và ra sổ đỏ hẳn hoi. "Lời hứa gió bay. Năm 2015, khi hết hạn hợp đồng, BCI "bẻ kèo" khi ép chúng tôi phải thuê đất với khung giá mới là 2 triệu đồng/m2 cho 40 năm còn lại. Không những thế, BCI còn buộc chúng tôi phải đóng trước 95% tiền thuê đất", ông Tuấn bức xúc.
Trao đổi với báo chí, một lãnh đạo BCI khẳng định công ty này không ‘o ép’ các doanh nghiệp như phản ánh. Việc tăng giá thuê đất là phù hợp với khung giá đất mà TP. Hồ Chí Minh ban hành.
"Doanh nghiệp muốn giữ nguyên mức giá ban đầu là 300.000 đồng/m2 nhưng bây giờ giá 2 triệu đồng/m2 là phù hợp với sự chênh lệch, trượt giá theo thời gian. Chuyện doanh nghiệp kêu ca là để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ nhưng họ quên một điều là hợp đồng cũ trước khi ký có điều khoản sẽ điều chỉnh mức giá khi tái ký hợp đồng mới", lãnh đạo BCI nói.
Cũng theo vị lãnh đạo này, đây là thoả thuận dân sự, nếu doanh nghiệp không chấp nhận giá mới thì có thể kết thúc hợp đồng hoặc đi thuê chỗ khác với mức giá phù hợp.
ANTT.VN sẽ tiếp tục thông tin.
Minh Trang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy