Hàng không thế giới “né” Trung Quốc
Trước diễn biến phức tạp và nguy hiểm của dịch viêm phổi Vũ Hán do virus Corona gây ra, tính đến ngày 29/1 rất nhiều hãng hàng không trên thế giới đã ngừng hoặc giảm quy mô số lượng các chuyến bay thẳng đến các thành phố lớn của Trung Quốc.
Trong thông báo mới nhất, Nhà Trắng đang xem xét các lệnh hạn chế hơn nữa đối với các hãng hàng không Mỹ bay đến và đi từ Trung Quốc, ngoài các biện pháp hạn chế tự nguyện mà các công ty đã đưa ra.
Thông tin do ông Larry Kudlow, cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra ngày 29/1 (giờ Mỹ), theo Reuters. Ông Kudlow cho biết vấn đề đang được thảo luận nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Rất nhiều hãng hàng không trên thế giới đã ngừng hoặc giảm quy mô số lượng các chuyến bay thẳng đến các thành phố lớn của Trung Quốc.
United Airlines, hãng hàng không có nhiều chuyến bay nhất tới Trung Quốc đại lục và Hong Kong với hơn 10 chuyến mỗi ngày, hôm 28/1 (mùng 4 Tết) đã chính thức thông báo sẽ hủy hàng chục chuyến bay vào tháng tới. United Airlines cho biết hãng đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về nhu cầu du lịch đến Trung Quốc.
Hãng American Airlines thông báo tạm dừng các chuyến bay từ Los Angeles đến Bắc Kinh và Thượng Hải nhưng vẫn duy trì các chuyến bay với Trung Quốc từ sân bay Dallas.
Hãng Delta Air Lines giảm một nửa số chuyến bay qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc xuống còn khoảng 21 chuyến/tuần.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cảnh báo tất cả du khách Mỹ không đến Trung Quốc. Một máy bay Mỹ rạng sáng 29/1 đã sơ tán 240 công dân Mỹ khỏi Vũ Hán, tâm điểm của đại dịch virus chết người tại Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
Trong khi đó, hãng hàng không Anh British Airways xác nhận đã ngừng tất cả các chuyến bay thẳng đến và đi đến Trung Quốc đại lục. Trên website cả hãng, không có thông tin về các chuyến bay thẳng đến Trung Quốc đại lục trong tháng 1 và tháng 2/2020. Hãng cho biết sẽ đánh giá tình hình và có điều chỉnh phù hợp đối với quyết định này.
Công ty Iberia, một phần của tập toàn IAG cùng với hàng không Anh British Airways BA, cũng cho biết đã ngừng toàn bộ các chuyến bay đến Thượng Hải, Trung Quốc.
Hãng hàng không Air Canada ngày 29/1 cũng thông báo sẽ ngừng tất cả các chuyến bay thẳng đến Bắc Kinh và Thượng Hải. Trước đó, hãng này đã huỷ một số chuyến trong tổng số 33 chuyến bay hằng tuần đến Trung Quốc. Quyết định có hiệu lực từ ngày 30/1 đến 29/2, sau khi Chính phủ Canada cảnh báo công dân tránh các chuyến đi không cần thiết đến Trung Quốc.
Ở châu Âu, Hãng hàng không Đức Lufthansa đã ngừng các chuyến bay đến Trung Quốc của hãng và các đường bay tương tự hợp tác với hàng không Thụy Sĩ và Áo đến tháng 2-2020. Hãng Air France của Pháp cho biết sẽ giảm số chuyến bay đến Bắc Kinh và Thượng Hải trong tuần này.
Hãng hàng không Indonesia Lion Air ngày 29-1 cũng thông báo ngừng mọi chuyến bay thẳng đến Trung Quốc. Tương tự là Hãng Seoul Air của Hàn Quốc.
Trong khi đó, Hãng hàng không Ấn Độ IndiGo ngừng các chuyến bay đến Thành Đô và Hong Kong.
Nhiều hãng hàng không khác như Finnair của Phần Lan, Cathay Pacific (trụ sở ở Hong Kong) Jetstar Asia (trụ sở ở Singapore) cũng cho biết đã cắt giảm các chuyến bay đến Trung Quốc vì nhu cầu đi lại giảm mạnh do dịch bệnh.
Hàng loạt ông lớn tháo chạy
Từ cuối tuần trước, Starbucks đã đóng cửa 2.000 cửa hàng và tạm ngừng dịch vụ giao hàng tại thành phố Vũ Hán, tâm chấn của đại dịch virus corona.
Theo CNN, đại diện hãng cho biết đang tiếp tục theo dõi tình hình và điều chỉnh giờ hoạt động của các cửa hàng tại thị trường Trung Quốc.
Starbucks đã đóng cửa 2.000 cửa hàng và tạm ngừng dịch vụ giao hàng tại thành phố Vũ Hán
Chủ tịch Starbucks John Culver cho biết tình hình "leo thang nghiêm trọng" trong vài tuần qua và Starbucks "vẫn đang cân nhắc đóng cửa thêm nhiều cửa hàng theo tình hình cụ thể mỗi ngày".
Các quán cà phê Starbucks còn duy trì hoạt động ở Trung Quốc sẽ phục vụ khách với thực đơn hạn chế hơn vì nguồn cung thiếu hụt.
Trung Quốc là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh của Starbucks, chiếm 10% doanh thu toàn cầu của chuỗi cà phê này trong quý vừa qua. Starbucks dự báo doanh số Trung Quốc sẽ sụt giảm trong năm tài chính 2020.
Ngoài Starbucks, McDonald's cũng đã đóng cửa các cửa hàng ở 5 thành phố bị chính quyền Trung Quốc phong tỏa. KFC và Pizza Hut cũng đã đóng cửa các cửa hàng ở Vũ Hán. Disney đóng cửa các công viên giải trí của hãng ở Thượng Hải và Hong Kong.
Trong khi đó, Ford và Toyota tiếp tục đóng cửa các nhà máy lắp ráp ở Trung Quốc thêm một tuần tới ngày 10/2. General Motors và Nissan cũng đưa ra quyết định tương tự. Apple buộc phải điều chỉnh chuỗi cung ứng.
Các công ty như G.M., Honeywell, Facebook và Bloomberg đều đã hạn chế nhân viên đi tới Trung Quốc.
Đại gia Thụy Điển Ikea thông báo sẽ đóng cửa gần 15 siêu thị nội thất tại Trung Quốc. Nhân viên Ikea được yêu cầu ở nhà. Chưa rõ hoạt động kinh doanh của các công ty này sẽ nối lại vào bao giờ.
Ngày 29/1, Bộ GTVT chính thức có chỉ thị đến tất cả các lĩnh vực giao thông (Tổng cục Đường bộ, Cục Hàng không, Hàng hải, Đường sắt) về việc ngăn ngừa dịch bệnh. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Cục Hàng không tạm thời ngừng cấp phép mới các chuyến bay từ Việt Nam đến vùng có dịch ở Trung Quốc và ngừng tất cả các chuyến bay từ vùng có dịch đến Việt Nam. |
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy