An Quý Hưng là nhà đầu tư trúng giá trọn lô 254,9 triệu cổ phiếu VCG của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) với giá 28.900 đồng/CP trong phiên đấu giá ngày 22/11
Theo văn bản này, An Quý Hưng còn phải đóng 6.823 tỷ đồng sau khi trừ tiền đặt cọc đấu giá. Theo quy chế đấu giá, hạn cuối để đóng tiền là ngày 4/12/2018. Như vậy, thời gian còn lại không quá 1 tuần để An Quý Hưng thu xếp đủ 6.823 tỷ đồng, nếu muốn thực sự trở thành cổ đông chi phối 57,7% vốn tại Tổng công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex - mã chứng khoán VCG).
Một lần nữa những câu hỏi được đặt ra là liệu An Quý Hưng có động cơ gì trong việc thâu tóm Vinaconex? Ai đứng sau An Quý Hưng? Liệu có thể xoay kịp số tiền khủng, gấp đôi vốn điều lệ của một ngân hàng để thanh toán tiền đấu giá?
Theo một phân tích, 7.366 tỷ đồng là con số quá lớn với quy mô vốn và tài sản hiện tại của An Quý Hưng. Được biết, số tiền đặt cọc tham gia đấu giá của An Quý Hưng cũng phải đi vay thế chấp một số tài sản, kể cả quyền lợi từ việc hợp tác đầu tư Dự án The Terra Hào Nam, vào VPBank.
Thông thường, để thực hiện các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) với quy mô lớn, nhà đầu tư thường sử dụng chiến lược LBO (viết tắt của leveraged buyout) - một hình thức mua lại và sáp nhập doanh nghiệp bằng nguồn tài chính đi vay.
Theo chiến lược này, nhà đầu tư phải có một lượng tiền nhất định để thanh toán trước một phần giá trị mua và cầm cố cổ phần vừa mua để có nguồn thanh toán cho các cổ đông cũ. Sau đó, dùng dòng tiền và tài sản của doanh nghiệp mua được cầm cố để trả lại khoản vay ban đầu.
Tuy nhiên, trong trường hợp của An Quý Hưng thì LBO không khả thi, bởi lô đấu giá vừa qua là đấu giá nguyên lô, bắt buộc An Quý Hưng phải thanh toán dứt điểm một lần toàn bộ số tiền 6.823 tỷ đồng. Nếu có công ty chứng khoán lớn nào, có nguồn tiền mạnh chịu vượt rào đứng ra nhận cầm cố cổ phiếu VCG và chấp nhận giải ngân trước khi cổ phiếu VCG về tài khoản lưu ký chứng khoán của An Quý Hưng, thì nếu căn cứ vào giá cổ phiếu đang giao dịch ngày 28/11/2019 là 18.600 đồng/CP, giá trị vay được tại công ty chứng khoán với giới hạn tối đa cấp margin cho 1 mã chứng khoán không vượt quá 5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của VCG, thì số tiền vay được chỉ khoảng 200 tỷ đồng.
Số tiền trúng đấu giá là con số quá lớn so với quy mô vốn và tài sản của An Quý Hưng.
Chắc chắn không một bên tài trợ nào dám mạo hiểm cho vay, cầm cố cổ phiếu VCG với giá cao ngất ngưởng, cao hơn gần 60% so với giá trên sàn.
Khả năng cao An Quý Hưng sẽ sử dụng nguồn tiền mặt thông qua hợp tác đầu tư để huy động vốn. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, các ngân hàng cũng đang hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán, do đó, nếu đơn vị nào hợp tác đầu tư với An Quý Hưng, thì đơn vị đó cũng phải sẵn có nguồn tiền mặt, có tiềm lực tài chính mạnh. Dù vậy, nếu có đối tác có tiềm lực tài chính mạnh, quan tâm đến VCG thì họ đã tham gia đấu giá trực tiếp, chứ không thể qua trung gian. Phải có lý do nào đó rất quan trọng, thì họ mới nhận hợp tác đầu tư với An Quý Hưng trong thương vụ VCG. Phải chăng lý do đó là họ không muốn minh bạch nguồn tiền đầu tư?
Điều quan trọng cần lưu ý là hình thức hợp tác đầu tư thường có tính pháp lý rất yếu và bên góp vốn trong trường hợp này lại không được đứng tên sở hữu cổ phiếu.
Theo Đầu tư chứng khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy