Sau khi về tay người Thái, kết quả kinh doanh của Sabeco cũng không mấy khả quan. Ảnh: Sabeco.
Theo báo cáo tài chính kiểm toán niên độ 2022-2023 (30/9/2022 - 30/9/2023), Thai Beverage Public Company Limited (ThaiBev) - công ty mẹ của Sabeco - đã ghi nhận 279 tỷ baht (khoảng 196.000 tỷ đồng) doanh thu, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ.
Riêng tại thị trường Việt Nam, công ty này thu về 59,9 tỷ baht (hơn 42.000 tỷ đồng) doanh thu, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, Việt Nam chiếm gần 21,5% trong tổng doanh thu hợp nhất của tập đoàn này.
Trong năm tài chính 2023, công ty mẹ của Sabeco ghi nhận lãi gộp gần 83 tỷ baht, tăng 3%. Tuy nhiên, ThaiBev lại ghi nhận các chi phí quản lý, chi phí tài chính đều tăng 8% lên lần lượt 16,1 tỷ baht và 6,7 tỷ baht, chi phí bán hàng cũng tăng 13% lên 30,4 tỷ baht.
Kết quả, tập đoàn đồ uống Thái Lan ghi nhận khoản lãi ròng 31 tỷ baht (khoảng hơn 21.000 tỷ đồng) trong năm tài chính vừa qua, giảm 11% so với cùng kỳ.
Ở thời điểm kết thúc niên độ, tổng tài sản của ThaiBev giảm nhẹ so với đầu kỳ, đạt 494,5 tỷ baht (khoảng 346.700 tỷ đồng). Đáng chú ý, hàng tồn kho của công ty đã tăng 6 tỷ baht lên hơn 52 tỷ baht.
Tổng nợ phải trả của đại gia ngành bia Thái cũng là hơn 253 tỷ baht (khoảng hơn 177.000 tỷ đồng), tăng nhẹ so với đầu kỳ, trong đó, nợ ngắn hạn là 98 tỷ baht (khoảng 68.700 tỷ đồng).
ThaiBev trở thành công ty mẹ của Sabeco sau khi hoàn tất thương vụ mua lại hơn 343 triệu cổ phần hãng bia Việt với giá 320.000 đồng/cổ phiếu hồi cuối năm 2017. Thông qua pháp nhân tại Việt Nam - Vietnam Beverage - ThaiBev đã chi ra gần 110.000 tỷ đồng (tương đương 5 tỷ USD thời điểm đó) để mua lại Sabeco. Đây là sự kiện M&A đắt giá nhất trong ngành bia châu Á.
Sau khi về tay người Thái, toàn bộ nhân sự trong HĐQT Sabeco đã được thay "máu". Cùng với đó là chiến lược kinh doanh công ty mẹ - con cũng được thay đổi.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Sabeco không mấy khả quan khi đại dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài gần 3 năm, chưa kể kinh tế khó khăn cùng các quy định về hạn chế tác hại của rượu bia cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của đại gia ngành bia.
Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, Sabeco ghi nhận doanh thu thuần 21.940 tỷ đồng và lãi sau thuế 3.288 tỷ, giảm lần lượt 12% và 24% so với cùng kỳ năm trước. Với kế hoạch doanh thu cả năm 40.272 tỷ và lãi ròng 5.775 tỷ đồng, công ty mới hoàn thành lần lượt 54% và 57% chỉ tiêu dù đã gần hết năm.
Thực tế, việc Sabeco suy giảm doanh thu đã được dự báo từ lâu khi hãng liên tục chịu sức ép từ yếu tố khách quan như dịch Covid-19 hay các quy định hạn chế sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Hậu đại dịch, xu hướng thắt chặt chi tiêu của người dân và áp lực cạnh tranh với đối thủ, đặc biệt là các ông lớn ngoại như Heineken khiến doanh số Sabeco chậm lại.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu SAB của Sabeco đang được giao dịch quanh mốc 65.500 đồng/đơn vị, giảm 26% so với đầu năm và 48% so với mức cao nhất trong năm.
Tác giả: Thanh Thương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy