Theo báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý IV/2022, trong kỳ này, Công ty CP Bia Hà Nội - Thanh Hóa (Bia Thanh Hóa) ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt hơn 245 triệu đồng, tương đương mức giảm gần 90% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, để có mức lợi nhuận khiêm tốn trên, trong quý IV/2022 Bia Thanh Hóa đã ghi nhận khoản thu nhập khác gần 26 tỷ đồng, từ đó bù đắp cho khoản lỗ hơn 24,7 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh và giúp đơn vị này thoát lỗ trong kỳ.
Về bức tranh tài chính năm 2022, Bia Thanh Hóa ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 10 tỷ đồng, tăng 4,4 tỷ đồng, tương đương mức tăng 78% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, con số "lãi kỹ thuật" trên không phản ánh đầy đủ một năm "bết bát" trong hoạt động kinh doanh chính của Bia Thanh Hóa.
Theo đó, trong năm Bia Thanh Hóa ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm khoảng 48,9 tỷ đồng, kém xa với số lãi gần 11 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, trong năm Bia Thanh Hóa bất ngờ ghi nhận khoản thu nhập khác 62,7 tỷ đồng (tăng tới 61 tỷ đồng so với cùng kỳ) đã giúp Bia Thanh Hóa thoát lỗ ngoạn mục và ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 10 tỷ đồng.
Năm 2022, Bia Thanh Hóa tiếp tục ghi nhận doanh thu nghìn tỷ nhưng lợi nhuận "mỏng", và chỉ thoát lỗ với khoản thu từ thu nhập khác.
Cũng theo BCTC vừa công bố, năm 2022 Bia Thanh Hóa tiếp tục điệp khúc doanh thu hàng nghìn tỷ, tuy nhiên lợi nhuận chỉ là những con số lẻ.
Cụ thể, trong năm Bia Thanh Hóa ghi nhận doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.629 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 10 tỷ đồng. Tương tự, trong năm 2021, các chỉ tiêu này ghi nhận lần lượt là 1.308 tỷ đồng và 5,6 tỷ đồng.
Về nguyên nhân, trong năm Bia Thanh Hóa ghi nhận số vốn hàng bán lên tới 1.453 tỷ đồng, tăng gần 29% so với cùng kỳ. Trong khi đó mức tăng doanh thu chỉ 24,5%, thấp hơn nhiều so với mức tăng giá vốn, cho thấy cơ bản đơn vị phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để "tạo ra 1 sản phẩm" so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp đó, trong kỳ Bia Thanh Hóa ghi nhận khoản chi phí quản lý và bán hàng lên tới 208 tỷ đồng, tăng 55 tỷ đồng và tương đương mức tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, mức tăng các chi phí này gấp 1,5 lần mức tăng (24,5%) của doanh thu trong năm.
Như vậy, về cơ bản trong năm 2022, mặc dù ghi nhận doanh thu có xu hướng tăng, tuy nhiên, việc quản trị chi phí, các chi phí tăng tương đối lớn hơn so với mức tăng của doanh thu, từ đó đã khiến Bia Thanh Hóa ghi nhận kết quả kinh doanh tương đối ảm đạm.
Tính tới ngày 31/12/2022, Bia Thanh Hóa ghi nhận tổng tài sản đạt 313,6 tỷ đồng, tăng 5 tỷ so với cùng kỳ. Trong đó, tài sản ngắn hạn đạt 239,3 tỷ đồng còn lại là tài sản dài hạn.
Về nguồn vốn, Bia Thanh Hóa ghi nhận khoản nợ gần 160 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm hơn 90% là 147 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu đạt 153,4 tỷ, tăng 4,5 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Theo thông tin công bố, Bia Hà Nội hiện nắm 55% cổ phần của Bia Hà Nội- Thanh Hóa. Trong khi đó, Bộ Công Thương nắm 81,79% cố phần của bia Hà Nội. |
Tác giả: Nguyễn Hữu Phương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy