Tin liên quan
Thưa ông, tình trạng hàng loạt tuyến đường được BOT hóa cùng với các trạm thu phí dày đặc khiến người dân và DN rất bức xúc, quan điểm của Hiệp hội như thế nào?
Trạm thu phí BOT (ảnh minh họa)
Nếu giờ cứ đường cũ, cải tạo và rải 1 lớp thảm lên như Pháp Vân - Cầu Giẽ, Hà Nội - Bắc Giang... rồi đặt trạm thu phí như các đường mới thì dân chịu sao được. Các vị lại lý luận "thu phí cao nên thời gian thu phí ngắn". Xin nói thẳng, rải 1 lớp nhựa, cải tạo chút ít như vậy, chẳng mấy chốc đường hỏng, xuống cấp. Rồi hỏng lại lấy lý do cải tạo lại, rải thảm lại, vốn đầu tư dôi dư ra, lại kiến nghị thu phí... Như vậy, đặt trạm thì dễ, dỡ trạm thì vô cùng khó.
Về quản lý Nhà nước trong những dự án BOT giao thông hiện nay, ông đánh giá như thế nào khi những bất cập không sớm được xử lý, giải quyết dứt điểm?
Hiện nay, thế giới đang thịnh hành hình thức đầu tư theo đối tác công tư (hợp tác Nhà nước và tư nhân - PPP) trong xây dựng cơ sở vật chất: đường, trường, trạm. Chúng ta đang quá ưu ái BOT, cho các nhà đầu tư quá nhiều quyền lợi mà chưa quản chặt họ. Tôi thiết nghĩ, Nhà nước cần chuyển sang (PPP) nhanh để hạn chế những tác động tiêu cực hiện nay.
Đúng, cơ chế không có lỗi, lỗi chính là do con người, do chủ đầu tư và do cách quản lý chưa hiệu quả, buông lỏng. BOT vẫn là hình thức tốt khi kêu gọi vốn tư nhân vào làm đường, để giảm áp lực đầu tư công cho ngân sách. Còn về lo ngại ngân sách, các nước cũng làm theo cách cho thầu quảng cáo, thắp sáng các con đường, rồi có thể dự án hai bên cao tốc kêu gọi vốn tư nhân, đó là tiền chứ đâu.
Dân và DN không ngại phí cao, chỉ lo thiếu minh bạch. Đấy, thực tế có đó, Pháp Vân - Cầu Giẽ, nội bộ liên danh nhà đầu tư đấu tố nhau, DN 18% cổ phần dự án chi 7 tỷ đồng để giám sát thu phí phương tiện thì thử hỏi người dân bình thường biết sao được. Chúng ta cần nhanh chóng chuyển sang áp dụng thu phí tự động, thu phí không dừng như các nước trên thế giới để giảm tiêu cực, chứ cứ thu “bằng tay” như hiện nay thì còn tiêu cực, còn tư túi riêng. Đường đẹp, dân đi lại phải nhanh hơn, thông thoáng hơn mới đúng, còn đường đẹp dân phải chịu ùn ứ hàng chục km chỉ vì cái trạm thu phí thì tiền xăng cũng quá tội mà lại kìm hãm sự phát triển.
Tôi nói thẳng, khi xăng dầu giảm thì đổ xô vào chỉ trích ngành vận tải giảm cước, giảm giá. Điều này cũng đúng vì người dân thấy rõ, chúng tôi không kêu oan. Tuy nhiên, sao phí tăng chẳng ai "kể khổ" cho các DN vận tải, họ cũng làm dịch vụ, cũng chịu đủ mọi phí. Từ Hà Nội xuống Hải Phòng chỉ có hai con đường, thì cả 2 đều tăng phí, nâng phí. Dân không còn sự lựa chọn nào khác là bấm bụng trả tiền. Về Thái Bình chưa đầy 100 km, 4 trạm thu phí, lãnh đạo Bộ GTVT giải thích và hứa sẽ xem xét nhập các trạm này vào nhưng chúng tôi biết là để nhập còn rất khó, rất lâu vì không DN nào muốn chia sẻ lợi ích của mình cả. Tiền phí về Thái Bình mất hơn cả tiền xăng, trong khi đó tắc đường, ùn ứ thường xuyên xảy ra.
Về chất lượng đường, chắc chắn các DN vận tải là đối tượng hưởng thụ và hiểu rõ nhất, ông có kiến nghị gì về quản lý chất lượng các tuyến đường BOT?
Các cơ quan quản lý cứ bảo 10 bộ giám sát, nhưng đấy là giám sát tiền dự án (tiền kiểm) là chính, còn hậu kiểm thế nào? Thẩm định dự án theo quy hoạch, xem xét cấp phép rồi năng lực chủ đầu tư cũng cần, nhưng điều quan trọng nhất là chất lượng đường có đạt tiêu chuẩn không mới là điều quan trọng. Các DN hiện nay đang nghĩ họ làm đường xong là đường của họ, muốn làm gì thì làm là không được. Phải kiểm tra thường xuyên chất lượng đường, nếu không sau thời gian 15 - 30 năm, các nhà đầu tư giao lại cho Nhà nước, thì những con đường này sẽ như thế nào? Đây là câu hỏi cần trả lời ngay trong lúc này.
Theo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy