Tin liên quan
Người biểu tình Đức tuần hành phản đối TTIP trước trụ sở của Đảng Liên minh Dân chủ Kito giáo của Thủ tướng Angela Merkel ngày 14/03/2016. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, các số liệu cho thấy lực lượng ủng hộ TTIP tại cả hai quốc gia đang có dấu hiệu sụt giảm.
Theo khảo sát của Quỹ Bertelsmann được tiến hành bởi YouGov, chỉ có 17% người Đức tin rằng TTIP là một tín hiệu tốt, giảm tới 55% so với hai năm trước đây.
Tương tự, tại Hoa Kỳ, số lượng ủng hộ thỏa thuận là 18%, giảm đáng kể so với 53% trong năm 2014. Gần một nửa số người được hỏi ở Hoa Kỳ nói rằng họ không có thông tin đầy đủ về các thỏa thuận này để đóng góp ý kiến.
TTIP là kế hoạch được ưu tiên hàng đầu trong khuôn khổ chương trình nghị sự được tổ chức tại Merkel trong hội chợ công nghiệp Hanover vào hai ngày Chủ Nhật và Thứ Hai tới đây. Trước cuộc họp, giới chức Đức cho biết họ vẫn lạc quan về một "thỏa thuận chính trị" rộng giữa Brussels và Washington được ký kết trước khi ông Obama kết thúc nhiệm kỳ vào tháng Giêng vừa qua. Họ hy vọng TTIP sau đó có thể được hoàn thành với người kế nhiệm ông Obama.
Tuy nhiên, một vài tuần trở lại đây, các nước châu Âu đang ngày càng mất kiên nhẫn với tốc độ chậm chạp của cuộc đàm phán mà nguyên nhân trì hoãn chủ yếu xuất phát từ phía Mỹ. Thậm chí, Bộ trưởng Bộ kinh tế Đức, ông Sigmar Gabriel đã dùng hai chữ “đóng băng” để miêu tả về cuộc đàm phán này. Đồng thời, phía Đức cũng đặt ra nghi ngờ về sự “hết mình” của Washington trong thỏa thuận trên.
Theo khảo sát của Bertelsmann, nhân dân Đức lo ngại hiệp định sẽ hạ thấp tiêu chuẩn về sản phẩm, về thị trường lao động và bảo vệ người tiêu dùng. Điều đó chứng tỏ sự thay đổi đáng kể trong cách nhìn nhận của Đức về tự do thương mại nói chung. Tuy nhiên, con số vẫn giảm xuống, chỉ có 56% nhìn TTIP một cách tích cực trong khi năm 2014 ở mức 88%.
"Hỗ trợ cho hiệp định thương mại đang phai nhạt dần trong một đất nước luôn nghĩ mình là nhà vô địch xuất khẩu toàn cầu," Aart de Geus, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ Bertelsmann chia sẻ.
Tại Hoa Kỳ, các ứng cử viên cho chức tổng thống, bao gồm cả Donald Trump của đảng Cộng hòa và Bernie Sanders ở đảng Dân chủ đều chỉ trích gay gắt giao dịch thương mại tự do, mặc dù sự giận dữ của họ tập trung chủ yếu vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) – vấn đề đã được đàm phán và đang chờ một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội.
Thu Cúc
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy