Trong vụ án xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ TTTT), Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC và các đơn vị có liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định ngoài 13 người bị khởi tố, còn một số cá nhân có hành vi, vi phạm liên quan với nhiều mức độ khác nhau.
Theo kết luận điều tra, nguyên Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Minh Hồng là người ký phê duyệt báo cáo khả thi và kế hoạch đấu thầu đợt 1 của Dự án mua sắm trang thiết bị và thuê dịch vụ kỹ thuật nhằm theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an toàn thông tin mạng trên một số kênh kết nối Internet quốc tế (viết tắt là Dự án).
Thời điểm ký các thủ tục, ông Hồng mới được phân công phụ trách lĩnh vực này 10 ngày. Cơ quan điều tra kết luận ông Hồng vì tin tưởng vào chuyên viên và lãnh đạo Vụ Kế hoạch tài chính trong việc báo cáo thẩm định nên đã ký phê duyệt mà không kiểm tra, xem xét.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng (Ảnh: V.T.).
Ngoài ra, tài liệu điều tra cũng chưa chứng minh được yếu tố vụ lợi của ông Hồng trong vụ án này. Do đó, Bộ Công an đề xuất phân hóa theo hướng không xem xét xử lý trách nhiệm hình sự, mà kiến nghị xử lý nghiêm về Đảng và hành chính với ông Hồng.
Đối với cựu Bộ trưởng TTTT Trương Minh Tuấn, kết luận điều tra cho biết ngoài lời khai của cựu Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Nguyễn Trọng Đường về việc "hiểu ý ông Tuấn chỉ đạo VNCERT cho Công ty AIC trúng thầu dự án", thì không có tài liệu nào khác chứng minh. Do đó, cơ quan điều tra chưa đủ căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự với cựu bộ trưởng này.
Tại Công ty VNCERT, có 5 người tham gia vào Tổ chuyên gia, Tổ thẩm định dự án, Ban quản lý dự án tham gia xây dựng danh mục thiết bị theo chức năng, hợp thức các thủ tục để thực hiện Dự án.
Bộ Công an xác định những người này biết Công ty AIC được lựa chọn thực hiện Dự án nhưng không tham gia thỏa thuận, thông đồng với AIC, không biết về giá dự toán. Họ cũng chỉ giữ vai trò thứ yếu, là người làm công ăn lương, thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên và không được hưởng lợi.
Do đó, cơ quan điều tra đề xuất vận dụng Nghị quyết 03/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao để phân hóa theo hướng không xem xét xử lý trách nhiệm hình sự với những người này.
Tương tự, Kế toán trưởng VNCERT Dương Thị Minh cũng không bị xem xét trách nhiệm hình sự do không có mối quan hệ nhân quả với kết quả thống nhất về danh mục giữa chủ đầu tư và nhà thầu, cũng như không thông đồng khi đấu thầu.
Tại Công ty AIC và các công ty thuộc hệ sinh thái, cơ quan điều tra đã xem xét trách nhiệm của 15 người trong vụ án này. Họ được xác định có vai trò hoặc tham gia vào chuỗi vi phạm nhưng chưa đủ căn cứ hoặc không cần thiết xử lý hình sự.
Bên cạnh đó, một yếu tố khác mà Bộ Công an sẽ tiếp tục điều tra, làm rõ khi bắt giữ được bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch AIC) đó là dấu hiệu sai phạm trong việc phân bổ vốn Dự án.
Tác giả: Hải Nam
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy