Quý III/2022 là quý có hoạt động M&A (mua bán và sáp nhập) toàn cầu kém nhất với giá trị thương vụ giảm 48% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường toàn cầu ghi nhận 8.258 thương vụ M&A trị giá 544 tỷ USD, so với 9.605 thương vụ trị giá 1,05 nghìn tỷ USD được ghi nhận vào quý III/2021. Các giao dịch quy mô lớn chậm lại, thị trường M&A có thể phải trải qua cuộc suy thoái vào năm tới, báo cáo của công ty phân tích dữ liệu GlobalData.
Trong bối cảnh chung, thị trường M&A Việt Nam cũng rơi vào giai đoạn trầm lắng hơn so với năm 2020-2021. Theo thống kê từ Công ty kiểm toán KPMG, trong 10 tháng của năm 2022, tổng giá trị M&A đạt 5,7 tỷ USD, giảm 35,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Những thông tin trên được công bố tại Diễn đàn Mua bán-sáp nhập doanh nghiệp (M&A) Việt Nam năm 2022, do Báo Đầu tư tổ chức chiều 23/11.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương cho biết, bối cảnh kinh tế toàn cầu chứa đựng nhiều khó khăn, thách thức với biến động nhanh, phức tạp, khó lường; nhiều diễn biến chưa từng có tiền lệ, vượt khỏi khả năng dự báo của các tổ chức quốc tế và các nước. Theo ông Phương, một số yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư toàn cầu nói chung và vào Việt Nam nói riêng, trong đó có vốn thực hiện các thương vụ M&A.
Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2022 chiều 23/11. (Ảnh: BTC)
Lãnh đạo Bộ KH-ĐT dự báo, năm 2023, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại, gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn; tình trạng lạm phát cao kéo dài ở nhiều quốc gia,... Những diễn biến khó lường trên toàn cầu cũng ảnh hưởng tới kinh tế trong nước. Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục phục hồi, các hoạt động kinh tế - xã hội chuyển từ trạng thái thích ứng, phục hồi sang phát triển nhanh và ổn định hơn.
“Chính phủ báo cáo Quốc hội và đã được thông qua mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2023 là 4,5%, tăng trưởng kinh tế là 6,5%. Đây là mức tăng trưởng hợp lý, cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong tiếp tục phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, ông Phương nói.
“Việt Nam nói chung, thị trường M&A Việt Nam nói riêng vẫn luôn được đánh giá là một thị trường an toàn, hấp dẫn, giàu tiềm năng để kích hoạt những cơ hội mới”.
Cũng tại diễn đàn, ban tổ chức đã vinh danh 10 thương vụ đầu tư và M&A “đình đám” năm 2021 022 như Ngân hàng UOB (Singapore) mua lại toàn bộ mảng ngân hàng bán lẻ của Citigroup tại Việt Nam; Tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group (Nhật Bản) mua 49% cổ phần VPBank tại FE Credit; thương vụ trị giá 280 triệu USD - Công ty TNHH The Sherpa (thuộc Masan Group) mua lại 85% Phúc Long Heritage hay Thaco mua lại siêu thị E-Mart của Hàn Quốc tại Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) thoái hết phần vốn Nhà nước tại Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC)…
Theo thống kê, các ngành, lĩnh vực chính thu hút nhiều khoản đầu tư gồm: tiêu dùng (1,2 tỷ USD), bất động sản (gần 1 tỷ USD), công nghiệp (800 triệu USD). Đặc biệt, ngành năng lượng đang trở nên “hot” nhất năm 2022 nếu xét về tăng trưởng giá trị, đạt gần 600 triệu USD, tăng khoảng 6 lần so với cả năm 2021.
Tác giả: Trần Chung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy