Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN
Malaysia đang dẫn đầu trong việc phát hành trái phiếu hồi giáo sukuk bền vững và có trách nhiệm (SRI) trong số các nước ASEAN6, chiếm 3,9 tỷ USD giá trị phát hành, tương đương 56% tổng số sukuk SRI của ASEAN được phát hành vào cuối năm 2021.
Đây là kết quả nghiên cứu của Ernst & Young Consulting Sdn Bhd và Capital Markets Malaysia’s Sustainable Investment Platform (SIP) về xu hướng tăng trưởng của đầu tư bền vững và có trách nhiệm (SRI) tại Malaysia và 5 nước thành viên ASEAN gồm Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Nghiên cứu cho thấy các cơ quan quản lý ASEAN6 đang phát triển các chính sách và kế hoạch hành động phù hợp với các sáng kiến và phát triển chính sách toàn cầu để đạt được Chương trình nghị sự về phát triển bền vững vào năm 2030.
Theo đó, các nội dung bao gồm các chương trình nghị sự bền vững/kế hoạch xanh, đầu tư bền vững, kế hoạch phát triển năng lượng, kế hoạch thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Hiện có hơn 2/3 tổng số trái phiếu ASEAN6 (68%) và trái phiếu sukuk đang tập trung đầu tư vào 3 lĩnh vực chính, bao gồm năng lượng (49%), công trình xanh (10%) và giao thông (9%). Dự kiến đến năm 2030, nền kinh tế xanh/carbon thấp của ASEAN được ước tính sẽ tạo ra các cơ hội kinh doanh tiềm năng vào khoảng 1.000 tỷ USD/năm. Trong khi đó, lĩnh vực năng lượng có khả năng phục hồi và dự kiến thu hút mức đầu tư trung bình vào khoảng 50 tỷ USD/năm giai đoạn 2025-2030.
Theo Chủ tịch Ủy ban điều hành SIP Lya Rahman, cùng với sự gia tăng tập trung cho lĩnh vực xanh, tốc độ tăng trưởng mau lẹ của trái phiếu bền vững ASEAN và sukuk đã nhấn mạnh những cam kết vững chắc của ASEAN6 trong việc thực hiện chương trình nghị sự bền vững toàn cầu vào năm 2030. Bà Lya cũng cho rằng Malaysia đã chuẩn bị sẵn sàng trong lĩnh vực đầu tư này để duy trì quỹ đạo tăng trưởng trong việc phát hành trái phiếu sukuk bền vững.
Sự phát triển trong lĩnh vực SRI đã thúc đẩy tăng trưởng theo cấp số nhân của trái phiếu bền vững ASEAN và sukuk.
Từ năm 2016 - 2020, thị trường ASEAN6 đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể của trái phiếu bền vững và hỗ trợ tăng trưởng phù hợp với các nguyên tắc ESG, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 198% và giá trị phát hành ước tính đạt 29,8 tỷ USD tính đến tháng 11/2021. Theo đó, trái phiếu sukuk cũng tăng cao theo cấp số nhân, với mức 278% CAGR và ước tính đạt 7 tỷ USD./.
Tác giả: An Nguyễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy