Bộ trưởng Môi trường Malaysia Yeo Bee Yin nhấn mạnh: "Malaysia sẽ không trở thành bãi chôn rác của thế giới ... Chúng tôi sẽ đấu tranh. Ngay cả khi là một quốc gia nhỏ, chúng tôi cũng không thể bị các nước phát triển bắt nạt".
Nhựa và các phế thải khác tập kết tại một nhà máy tái chế rác thải trái phép ở Jenjarom, Malaysia. Ảnh: Reuters
Ông Yeo cho biết thêm, Malaysia sẽ dùng 60 thùng công-ten-nơ chở rác thải nhiễm độc thu giữ được tại các cơ sở tái chế bất hợp pháp ở nước này trong chiến dịch truy quét rầm rộ vài tháng gần đây để trả lại cho những quốc gia sản sinh ra chúng. Theo quan chức này, trong số những quốc gia "xuất khẩu" rác sang Malaysia có Anh, Mỹ, Canada, Nhật, Australia, Ảrập Xêút và Trung Quốc.
AP đưa tin, chính phủ Malaysia đã cho đóng cửa hơn 150 cơ sở tái chế rác trái phép kể từ tháng 7 năm ngoái. Nhà chức trách địa phương dự định tiến hành các chuyến vận chuyển rác thải trả lại cho các nước trong vòng 2 tuần, từ một cảng ở ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur.
Giới chức Malaysia cho rằng, việc tích tụ rác thải cũng như sự xuất hiện của ngành công nghiệp tái chế rác trái phép tại nước này một phần do Trung Quốc bắt đầu ban hành lệnh cấm nhập khẩu nhựa phế thải hồi đầu năm nay.
"Chúng tôi kêu gọi các nước phát triển xem xét lại việc quản lý chất thải nhựa và ngưng vận chuyển rác thải tới các nước đang phát triển", ông Yeo nói.
Tuyên bố của nhà chức trách Malaysia được đưa ra không lâu sau khi Philippines có những động thái cứng rắn trong vấn đề xử lý rác thải của nước khác. Hồi giữa tháng 5 này, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ra lệnh cho chính phủ thuê một công ty vận tải tư nhân chuyển 60 công-ten-nơ rác thải trở về Canada và vứt chúng ở vùng biển của Canada nếu Ottawa từ chối nhận lại chúng.
Philippines đã có nhiều động thái phản đối ngoại giao với Canada kể từ sau một phán quyết của tòa án năm 2016 buộc quốc gia Bắc Mỹ phải nhận lại rác xuất khẩu sang nước này trong giai đoạn 2013 - 2014.
Giới quan sát nhận định, các diễn biến trên cho thấy các nước Đông Nam Á đang quyết tâm hành động nhằm ngăn khu vực trở thành một bãi rác khổng lồ cho những quốc gia phát triển.
Theo VietNamNet
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy