Tin liên quan
Tập đoàn cung cấp dịch vụ thanh toán MasterCard đang đối mặt với một vụ kiện đòi bồi thường có giá trị lớn nhất trong lịch sử nước Anh khi thu phí giao dịch cao bất hợp pháp trong hơn một thập kỷ.
MasterCard, tập đoàn cung cấp dịch vụ thanh toán lớn thứ hai thế giới (Ảnh: Internet)
Tòa án Phúc thẩm Cạnh tranh tại London (Vương quốc Anh) đã nhận được văn bản lên tới hơn 600 trang để kiện công ty cung cấp dịch vụ thanh toán MasterCard.
Người đâm lá đơn dài hơn 600 trang chính là vị luật sư Walter Merricks, người từng đứng đầu Financial Ombudsman Service, cơ quan thuộc chính quyền Anh chuyên giải quyết tranh cãi giữa các định chế dịch vụ tài chính và khách hàng trong giai đoạn 1999 - 2009.
Trong đơn kiện, ông Merricks cáo buộc MasterCard trong khoảng thời gian từ năm 1992 - 2008 đã tính phí lên tới hơn 1% giá trị giao dịch mỗi khi khách hàng thanh toán quốc tế bằng các loại thẻ. Phí này tuy không áp trực tiếp lên người dùng nhưng nhằm vào bên bán khiến họ phải tăng giá và cuối cùng, khách hàng vẫn là bên chịu thiệt.
"Loại phí này gần như một loại thuế vô hình", Reuters dẫn lời ông Walter Merricks. "MasterCard đã cư xử đáng hổ thẹn. Họ không dám thừa nhận rằng mình đang tính phí sai, qua đó gây tổn hại đến người tiêu dùng Anh quốc".
Tuy nhiên, đáp lại, MasterCard khẳng định mình không làm gì sai. "Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với các lập luận trong đơn kiện và chúng tôi sẽ phản đối tới cùng", tập đoàn cung cấp dịch vụ thanh toán lớn thứ hai thế giới tuyên bố. Công ty cung cấp dịch vụ này bị yêu cầu bồi thường 14 tỷ bảng Anh, tương đương 19 tỷ USD.
MasterCard đang đối mặt với vụ kiện đòi bồi thường có giá trị lớn nhất lịch sử nước Anh. Dựa theo các điều khoản trong một đạo luật của nước Anh, tất cả những người sống tại nước này, từng sử dụng các loại thẻ của MasterCard và trên 16 tuổi trong giai đoạn nói trên đều tự động được xem là nguyên đơn trong vụ kiện trừ khi họ xin rút. Theo tính toán, nếu 14 tỷ bảng Anh được chia đều cho 46 triệu người (số nguyên đơn ước tính), mỗi người sẽ nhận khoảng 300 bảng.
Hai năm trước, Liên minh châu Âu cũng đã ra quy định áp mức phí trần là 0,2% đối với thẻ ghi nợ và 0,3% đối với thẻ tín dụng.
Nên đọc
PV (TH)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy