Khởi động mùa báo cáo tài chính quý II, CTCP Chứng khoán MB (mã MBS-sàn HoSE) đã chính thức công bố báo cáo tài chính riêng lẻ với lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ và ghi nhận mức cao kỷ lục.
Cụ thể, doanh thu hoạt động của MBS đạt 883 tỷ đồng, tăng trưởng 120% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ hầu hết các mảng nghiệp vụ chính đều mở rộng quy mô doanh thu. Doanh thu cho vay tăng 88% lên 262 tỷ đồng, đóng góp gần 60% tổng doanh thu hoạt động và cũng là một trong những động lực chính đóng góp vào tăng trưởng lợi nhuận. Doanh thu môi giới cũng tăng 32%, nhưng chi phí môi giới thậm chí tăng nhình hơn (37%).
Đối với hoạt động tự doanh, lãi từ việc bán các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) đã mang về 341,5 tỷ đồng. Đồng thời, công ty chứng khoán này cũng bán lỗ 286,5 tỷ đồng. Với hoạt động tự doanh diễn ra sôi động, giá trị các tài sản tài chính (FVTPL) đến cuối quý II tăng thêm 477 tỷ đồng, lên gần 1.600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, MBS đã hạ tỷ trọng cổ phiếu niêm yết, trong khi tăng mạnh khoản đầu tư vào trái phiếu. Trái tức thu được từ các tài sản sẵn sàng để bán (chủ yếu là trái phiếu chưa niêm yết) mang về 33 tỷ đồng trong riêng quý vừa qua. Ngoài các mảng chính trên, nghiệp vụ lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính dù đóng góp khiêm tốn vào tổng doanh thu nhưng cũng đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.
Lợi nhuận quý II của MBS nhờ đó tăng trưởng 75%. Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động của MBS cũng cao gấp 2,11 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 399 tỷ đồng, tăng 63% so với năm đầu năm 2023.
Với xấp xỉ 217 tỷ đồng lãi ròng, MBS đã xác lập mức lợi nhuận kỷ lục mới trong lịch sử hoạt động, tính theo quý. Dù vậy, xét về tỷ suất sinh lời, MBS vẫn chưa trở lại thời hoàng kim giai đoạn 2018-2019. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) giai đoạn này thường xuyên ở mức hai con số. Tuy vậy, ROEA quý II đạt hơn 4,1%, cải thiện nhiều so với các quý liền trước.
Tương tự đa số các công ty chứng khoán trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, quy mô vốn của MBS đã tăng khá “nóng”, từ mức vốn điều lệ 1.221 tỷ đồng lên 4.377 tỷ đồng. Đồng thời, vốn chủ sở hữu cũng tăng mạnh từ 1.670 tỷ đồng lên 5.408 tỷ đồng.
Tại ngày 30/6/2024, tổng tài sản của MBS xấp xỉ 17.594 tỷ đồng, gấp 3,7 lần quy mô tài sản thời điểm cuối năm 2019. Gần 57% tài sản của công ty chứng khoán này nằm tại các khoản cho vay khách hàng thông qua hình thức cung cấp margin với dư nợ ký quỹ đến cuối quý gần 9.980 tỷ đồng.
Ngoài ra, tài sản của công ty còn nằm tại các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (1.600 tỷ đồng), tài sản tài chính sẵn sàng để bán (2.024 tỷ đồng), khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (2.856 tỷ đồng) hay gần 730 tỷ đồng tiền và tương đương tiền…
Tác giả: Thanh Thủy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy