Theo kế hoạch sản xuất, kinh doanh và phát triển công ty mẹ năm 2023 được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt, MobiFone đặt chỉ tiêu doanh thu đạt 28.754 tỷ đồng, cao hơn so với thực hiện năm 2022 chỉ 1,5%. Mặt khác, lợi nhuận trước thuế giảm 20% xuống còn 2.170 tỷ đồng.
Doanh nghiệp viễn thông cũng đặt mục tiêu lãi sau thuế đạt 1.736 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty mẹ đạt 7,1%.
Chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước đạt 2.100 tỷ đồng. Không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1. Kế hoạch vốn đầu tư của công ty mẹ MobiFone cũng được yêu cầu không quá 6.300 tỷ đồng.
Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, nộp ngân sách của công ty mẹ chưa tính đến yếu tố khách quan phát sinh theo quy định hiện hành của Nhà nước như chính sách đấu giá băng tầng, nộp phí viễn thông công ích.
Ngoài ra, các chỉ tiêu kể trên chưa tính đến ảnh hưởng của việc hạch toán điều chỉnh doanh thu chưa thực hiện. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 của công ty mẹ MobiFone khi tính đến yếu tố này là doanh thu đạt 26.844 tỷ đồng; lãi sau thuế 254 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 1%; nộp ngân sách 835 tỷ đồng.
Tổng công ty Viễn thông MobiFone cho biết doanh thu công ty mẹ năm 2022 tính theo phương pháp ghi nhận “doanh thu theo dung lượng thực tế sử dụng” ước đạt 28.329 tỷ đồng, thấp hơn 3.000 tỷ đồng so với kế hoạch ban đầu là 31.366 tỷ đồng, tương đương 10%. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế đạt 2.713 tỷ đồng, kém hơn 1.500 tỷ đồng so với kế hoạch là 4.310 tỷ đồng.
MobiFone cũng từng đặt một số chỉ tiêu khác như lãi sau thuế 3.448 tỷ đồng, nộp ngân sách 3.817 tỷ đồng.
Như vậy, cả ba chỉ tiêu gồm doanh thu, lợi nhuận trước thuế và sau thuế trong năm 2023 của công ty mẹ MobiFone đều giảm so với kế hoạch đề ra đầu năm ngoái.
Tại hội nghị tổng kết công tác của MobiFone, Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Đức Long nhận định dịch vụ viễn thông truyền thống đang bị bão hòa với mức độ cạnh tranh khốc liệt. Các doanh nghiệp chủ yếu cạnh tranh về giá và chất lượng không được cải thiện nhiều.
Thị trường viễn thông năm 2022 chỉ tăng trưởng 1,6% trong khi những thị trường mới tăng trưởng đã có dấu hiệu chậm lại. Những con số từ các doanh nghiệp đầu đàn cũng cho thấy sự suy giảm của dịch vụ viễn thông truyền thống. Do đó, thị trường viễn thông trong năm 2023 được dự báo còn gặp nhiều thách thức.
Tác giả: Minh Khánh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy