Tối 26/9, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và bệnh viện/Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế triển khai hỗ trợ khám chữa bệnh, khắc phục hậu quả bão lũ.
Cục này yêu cầu các đơn vị tại các địa bàn không bị ảnh hưởng của bão lũ; các bệnh viện/Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội, TP HCM như Bệnh viện: Bạch Mai, Chợ Rẫy, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP.HCM... khẩn trương chuẩn bị phương án tham gia hỗ trợ các địa phương ảnh hưởng cơn bão số 4 - siêu bão Noru.
Cụ thể, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện cử 20-30 người, thành phần gồm: bác sỹ, điều dưỡng/kỹ thuật viên chuyên ngành cấp cứu, hồi sức tích cực, ngoại, chấn thương, kiểm soát nhiễm khuẩn... sẵn sàng đến hỗ trợ cho các đơn vị tại miền Trung khôi phục hoạt động khám chữa bệnh khi được lệnh điều động từ Ban Chỉ huy Bộ Y tế.
Ngoài ra, các bệnh viện, viện cũng phải chuẩn bị cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cấp cứu, hồi sức tích cực, ngoại chấn thương và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân sau bão lũ.
Riêng các đơn vị tại địa bàn chịu ảnh hưởng của bão lũ gồm các tỉnh/thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận được yêu cầu khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế.
Cụ thể, các đơn vị cần di chuyển, sơ tán các đơn vị cấp cứu, hồi sức tích cực, người bệnh nặng cần thở máy, chạy thận...; vận chuyển di dời các máy móc, thiết bị y tế cấp cứu, hồi sức, hồ sơ bệnh án... đến khu vực cao, tránh bị ngập lụt.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ; bảo đảm nguồn điện nước dự phòng, bảo đảm thông suốt về thông tin liên lạc với các đơn vị hỗ trợ và cơ quan quản lý trực tiếp.
Triển khai công tác y tế ứng với bão Noru
Trước đó, ngày 25/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế đã ban hành Công điện số 1260/CĐ-BYT về việc triển khai công tác y tế ứng với bão Noru.
Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, bão gây ra; không để gián đoạn công tác cấp cứu, điều trị cho người dân.
Các tỉnh ven biển, khu vực miền núi đề phòng nguy cơ úng lụt, sạt lở đất do mưa bão gây ra. Rà soát kế hoạch phòng chống lụt bão, các phương án bảo vệ các cơ sở y tế tại các vùng cơ nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa bão, sẵn sàng sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng có nguy cơ bị ngập úng, sạt lở đất.
Chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc quyền chuẩn bị lực lượng, phương tiện cơ động sẵn sàng ứng cứu cho tuyến dưới khi có yêu cầu; đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân, kịp thời bổ sung lượng dự trữ thuốc, hoá chất, vật tư dự trữ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Duy trì các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, dịch COVID-19 trong quá trình tổ chức phòng chống lụt bão.
Tác giả: Võ Thu
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy