Mỏi mắt chờ... nước sạch
Hàng nghìn người dân huyện Chương Mỹ đang đối diện với "cơn khát" nước sạch, nhất là trong những ngày nắng nóng nghiệt ngã của mùa hè. Bức xúc càng tăng theo nhiệt độ mùa hè khi địa phương đã được đầu tư tới 6 trạm cấp nước, nhưng người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước không bảo đảm vệ sinh.
Tin liên quan
Được đầu tư 13 tỷ đồng, người dân xã Phú Nam An, huyện Chương Mỹ vẫn chưa được sử dụng nước sạch từ công trình này
Mục sở thị tại xã Nam Phương Tiến mới thấy "cơn khát" nước sạch của người dân nơi đây. Bà Nguyễn Thị Mậu, thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến chia sẻ: Cách đây hơn chục năm, thôn được các cấp chính quyền quan tâm xây dựng một trạm cấp nước sạch, nhưng không hiểu vì lý do gì mà trạm cấp nước xây dựng 12 năm lại bỏ không, khiến nhân dân vẫn phải dùng nước giếng khoan và nước mưa.
Theo ông Lê Văn Ơn, Trưởng thôn Nhân Lý: Năm 2004, thôn được hỗ trợ xây dựng một trạm cấp nước sạch. Thời điểm đó, đơn vị thi công xây dựng 2 giếng khoan, cụm xử lý nước, bể chứa, nhà điều hành, đường ống dẫn trục chính… Song, do thiếu vốn nên chủ đầu tư không triển khai tiếp và đến nay trạm cấp nước vẫn chưa hoạt động. Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến Nguyễn Huy Phong cho biết: Thời điểm xây dựng trạm cấp nước, người dân thôn Nhân Lý đã sẵn sàng hiến đất với mong muốn sớm được sử dụng nước sạch. Nếu trạm cấp nước hoạt động sẽ cung cấp nước sạch cho gần 300 hộ dân trong thôn. Thế nhưng, dự án thi công nửa chừng thì dừng lại… UBND xã Nam Phương Tiến đã nhiều lần kiến nghị với cấp trên sớm khôi phục dự án để người dân được dùng nước sạch. Tháng 8-2014, Sở Tài chính Hà Nội đã có Văn bản số 4837/STC-ĐT về việc quyết toán và xác định giá trị còn lại của trạm cấp nước để bàn giao cho doanh nghiệp, nhưng đến nay đơn vị thi công vẫn chưa bàn giao công trình cho chủ đầu tư nên chưa thể thanh lý.
Cũng theo ông Phong, không chỉ thôn Nhân Lý mà hầu hết các thôn trong xã Nam Phương Tiến đều trong tình trạng thiếu nước sạch. Đáng ngại, người dân Nam Phương Tiến đang sử dụng nguồn nước giếng khoan có tỷ lệ nhiễm asen khá cao. Biết là chất lượng nước không tốt, hại sức khỏe nhưng nếu không sử dụng người dân cũng không biết dùng nước ở đâu. Hiện toàn xã Nam Phương Tiến mới chỉ có khoảng 10% hộ dân được sử dụng nước sạch bằng cách mua các thùng nước đóng sẵn về ăn uống, còn để dùng cho sinh hoạt như tắm gội, vẫn phải sử dụng nước giếng khoan, nước mưa.
Cùng chung cảnh ngộ với người dân Nam Phương Tiến, hàng nghìn hộ dân thuộc các xã Tiên Phương, Phú Nam An, Hoàng Diệu… cũng rơi vào tình cảnh thiếu nước sạch trầm trọng. Ông Đinh Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết: Chương Mỹ là địa phương có tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế thấp nhất khu vực ngoại thành, đạt 27%. Hiện, trên địa bàn huyện có 6 công trình cấp nước sạch, được đầu tư trong giai đoạn 2004-2012 với tổng kinh phí đã thanh toán trên 33 tỷ đồng. Ngoài xã Tiên Phương, Hoàng Diệu, 4 trạm cấp nước tại xã Phú Nam An, Tân Tiến, Trần Phú, Nam Phương Tiến hiện vẫn chưa đi vào hoạt động. Nguyên nhân do các công trình nêu trên chưa được đầu tư giai đoạn 2 đối với hạng mục tuyến đường ống nhánh và đấu nối đến các hộ dân. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách hạn hẹp và theo chủ trương của UBND thành phố về việc chuyển đổi hình thức đầu tư xây dựng các trạm cấp nước tập trung bằng cách huy động nguồn xã hội hóa nên Chương Mỹ đang mong muốn các doanh nghiệp chung sức giải quyết vấn đề này.
Để thu hút được doanh nghiệp tham gia đầu tư, thành phố cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể. Ngoài việc đưa vào sử dụng 6 trạm cấp nước trên, mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo rất rõ, để giải quyết vấn đề nước sạch cho nhân dân trong huyện, thành phố sẽ chỉ đạo đầu tư đường ống dẫn nước thô từ Sông Đà về để sản xuất và cung cấp nước sạch cho nhân dân trong huyện Chương Mỹ và một số huyện lân cận.
Theo ông Lê Văn Ơn, Trưởng thôn Nhân Lý: Năm 2004, thôn được hỗ trợ xây dựng một trạm cấp nước sạch. Thời điểm đó, đơn vị thi công xây dựng 2 giếng khoan, cụm xử lý nước, bể chứa, nhà điều hành, đường ống dẫn trục chính… Song, do thiếu vốn nên chủ đầu tư không triển khai tiếp và đến nay trạm cấp nước vẫn chưa hoạt động. Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến Nguyễn Huy Phong cho biết: Thời điểm xây dựng trạm cấp nước, người dân thôn Nhân Lý đã sẵn sàng hiến đất với mong muốn sớm được sử dụng nước sạch. Nếu trạm cấp nước hoạt động sẽ cung cấp nước sạch cho gần 300 hộ dân trong thôn. Thế nhưng, dự án thi công nửa chừng thì dừng lại… UBND xã Nam Phương Tiến đã nhiều lần kiến nghị với cấp trên sớm khôi phục dự án để người dân được dùng nước sạch. Tháng 8-2014, Sở Tài chính Hà Nội đã có Văn bản số 4837/STC-ĐT về việc quyết toán và xác định giá trị còn lại của trạm cấp nước để bàn giao cho doanh nghiệp, nhưng đến nay đơn vị thi công vẫn chưa bàn giao công trình cho chủ đầu tư nên chưa thể thanh lý.
Cũng theo ông Phong, không chỉ thôn Nhân Lý mà hầu hết các thôn trong xã Nam Phương Tiến đều trong tình trạng thiếu nước sạch. Đáng ngại, người dân Nam Phương Tiến đang sử dụng nguồn nước giếng khoan có tỷ lệ nhiễm asen khá cao. Biết là chất lượng nước không tốt, hại sức khỏe nhưng nếu không sử dụng người dân cũng không biết dùng nước ở đâu. Hiện toàn xã Nam Phương Tiến mới chỉ có khoảng 10% hộ dân được sử dụng nước sạch bằng cách mua các thùng nước đóng sẵn về ăn uống, còn để dùng cho sinh hoạt như tắm gội, vẫn phải sử dụng nước giếng khoan, nước mưa.
Cùng chung cảnh ngộ với người dân Nam Phương Tiến, hàng nghìn hộ dân thuộc các xã Tiên Phương, Phú Nam An, Hoàng Diệu… cũng rơi vào tình cảnh thiếu nước sạch trầm trọng. Ông Đinh Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết: Chương Mỹ là địa phương có tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế thấp nhất khu vực ngoại thành, đạt 27%. Hiện, trên địa bàn huyện có 6 công trình cấp nước sạch, được đầu tư trong giai đoạn 2004-2012 với tổng kinh phí đã thanh toán trên 33 tỷ đồng. Ngoài xã Tiên Phương, Hoàng Diệu, 4 trạm cấp nước tại xã Phú Nam An, Tân Tiến, Trần Phú, Nam Phương Tiến hiện vẫn chưa đi vào hoạt động. Nguyên nhân do các công trình nêu trên chưa được đầu tư giai đoạn 2 đối với hạng mục tuyến đường ống nhánh và đấu nối đến các hộ dân. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách hạn hẹp và theo chủ trương của UBND thành phố về việc chuyển đổi hình thức đầu tư xây dựng các trạm cấp nước tập trung bằng cách huy động nguồn xã hội hóa nên Chương Mỹ đang mong muốn các doanh nghiệp chung sức giải quyết vấn đề này.
Để thu hút được doanh nghiệp tham gia đầu tư, thành phố cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể. Ngoài việc đưa vào sử dụng 6 trạm cấp nước trên, mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo rất rõ, để giải quyết vấn đề nước sạch cho nhân dân trong huyện, thành phố sẽ chỉ đạo đầu tư đường ống dẫn nước thô từ Sông Đà về để sản xuất và cung cấp nước sạch cho nhân dân trong huyện Chương Mỹ và một số huyện lân cận.
Theo Hà Nội Mới
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Nóng cùng chuyên mục
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
Đang phổ biến
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy