Về tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, FWD Việt Nam ghi nhận 1.960 tỉ đồng từ doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm, giảm 22,5% so với năm 2023. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là 1.155 tỉ đồng, chi phí bán hàng là 661 tỉ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp là 459 tỉ đồng.
Kết quả, 6 tháng đầu năm, FWD Việt Nam ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 290 tỉ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, ghi nhận chi bồi thường đạt 370 tỉ đồng, chiếm 19% doanh thu thuần; ghi nhận dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc là 597 tỉ đồng,; lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm chính ở mức âm 341 tỉ đồng.
Tuy nhiên, FWD Việt Nam ghi nhận nguồn doanh thu từ hoạt động tài chính lên đến 423 tỉ đồng trong kỳ bán niên 2024. Trong đó, thu nhập từ lãi đầu tư trái phiếu là 85,7 tỉ đồng, thu lãi tiền gửi là 275 tỉ đồng, thu lãi kinh doanh chứng khoán 9 tỉ đồng, thu nhập cổ tức là 4 tỉ đồng, thu từ đánh giá lại khoản đầu tư 46,7 tỉ đồng.
Bảo hiểm nhân thọ FWD
Danh mục đầu tư của FWD gồm trái phiếu chính phủ đầu tư dài hạn là 814 tỉ đồng (không thay đổi so với đầu năm 2024), trái phiếu doanh nghiệp đầu tư dài hạn là 1.740 tỉ đồng (không thay đổi so với đầu năm 2024), đầu tư trái phiếu ngắn hạn là 360 tỉ đồng (tăng 157 tỉ đồng so với đầu năm 2024). Tuy nhiên giá trị đầu tư này chỉ thu về lãi là 85,7 tỉ đồng, tương đương mức lãi suất bình quân chỉ đạt 5,8%/ năm.
Tính đến ngày 30-6-2024, FWD Việt Nam sở hữu tổng tài sản trị giá 20.441 tỉ đồng, tăng 880 tỉ đồng so với đầu năm 2024. Đồng thời, FWD Việt Nam ghi nhận vốn chủ sở hữu hơn 19.102 tỉ đồng, lỗ lũy kế hơn 5.815 tỉ đồng.
Sau 7 năm vào Việt Nam tính từ 2016, bảo hiểm nhân thọ FWD đã báo lỗ 6 năm liên tiếp (từ 2016-2022).
Năm 2016, FWD Việt Nam ghi nhận mức lỗ thấp nhất với 120 tỉ đồng, gấp đôi so với số lỗ của năm trước đó khi còn hoạt động dưới tên Great Eastern. Những năm sau đó, FWD liên tục thua lỗ. Đặc biệt năm 2020 ghi nhận mức lỗ lớn lên đến 1.700 tỉ đồng, năm 2022 lỗ 1.684 tỉ đồng. Tính đến 31-12-2022, doanh nghiệp bảo hiểm này lỗ lũy kế đến 6.925 tỉ đồng.
Được biết năm 2016, FWD đã mua lại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern (Việt Nam) và đổi tên thành Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ FWD, tiếp quản giấy phép thành lập và hoạt động do Great Eastern được cấp ngày 23-11-2007.
Kinh doanh thua lỗ của bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam trái ngược với việc gia tăng mạnh về doanh thu hoạt động bảo hiểm. Năm 2016, khi vừa kế thừa Great Eastern, doanh thu chỉ có 44 tỉ đồng thì năm 2017 đạt 276 tỉ đồng, năm 2019 là 1.200 tỉ đồng vào năm 2019, năm 2022 đạt xấp xỉ 6.000 tỉ đồng.
Sau nhiều năm thua lỗ, đến năm 2023, FWD ghi nhận lợi nhuận sau thuế dương với 878 tỉ đồng. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm thuần đạt 5.339 tỉ đồng, giảm 10,6% so với năm 2022, doanh thu tài chính đạt 697 tỉ đồng, tăng 46,7% so với năm 2022.
Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam thuộc sở hữu của Tập đoàn FWD, mảng kinh doanh bảo hiểm của Tập đoàn đầu tư Pacific Century Group (PCG) – một tập đoàn đầu tư tư nhân thành lập năm 1993.
Tác giả: N.Hải
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy