Dòng sự kiện:
Một người Việt xếp thứ 7/200 nhà kinh tế trẻ xuất sắc thế giới
16/02/2016 09:47:28
Giáo sư Nguyễn Đức Khương (hiện đang giảng dạy ở Pháp) vừa được dự án nghiên cứu kinh tế học RePEc xếp thứ 7 trong số 200 nhà kinh tế trẻ xuất sắc của thế giới.

Tin liên quan

Danh sách 200 nhà kinh tế trẻ này được chọn ra  từ 18 625 nhà nghiên cứu kinh thế giới có ấn phẩm khoa học, mọi thể loại, xuất bản từ 10 năm trở lại đây.

Trong số 10 người đầu tiên của danh sách, có mặt các học giả từ những trường như Chicago, MIT, Yale,  Wharton School of Business (Mỹ), Toulouse School of Economics (Pháp),v.v.

So với năm 2015, cũng trong bảng xếp hạng này, TS Khương đã tăng thêm 5 bậc (từ vị trí 12 lên vị trí số 7).

GS Nguyễn Đức Khương

Nhà kinh tế Nguyễn Đức Khương hiện là giáo sư ngành tài chính, Phó giám đốc hợp tác khoa học quốc tế và nghiên cứu,  & Trưởng khoa Kinh tế - Tài chính tại Học viện quản lý và quản trị kinh doanh Paris (IPAG Business School), Pháp. 

Anh cũng là cộng tác viên giảng dạy, nghiên cứu tại Đại học Sorbonne, Pháp, và nhiều đại học trên thế giới tại Anh, Ba Lan, Tây Ban Nha v.v.

GS Nguyễn Đức Khương có  học vị tiến sĩ khoa học quản lí, chuyên ngành tài chính năm 2005; trước đó tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Thương mại (năm 2000).

Anh tham gia ban biên tập nhiều tạp chí chuyên ngành về kinh tế - tài chính  và tổ chức nhiều hội thảo quốc tế.

GS Khương cũng là thành viên của nhóm tư vấn điều phối tài chính Châu Á (Asian Shadow Financial Regulatory Committee), tư vấn cho nhiều chính phủ Châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Philippines.

TS Khương có 3 năm làm chủ tịch Hội Tài chính người Việt trên toàn thế giới (từ năm 2012) và hiện là Chủ tịch Hội Khoa học và Chuyên gia tại Pháp (AVSE); tham gia các hợp tác đa ngành Pháp-Việt (Kinh tế, tài chính, xây dựng, v.v), tổ chức nhiều hội thảo, khóa đào tạo, làm nghiên cứu chuyên ngành liên quan đến Việt Nam.

RePEc xếp hạng các tổ chức nghiên cứu, trường đại học và các nhà nghiên cứu về kinh tế trên thế giới, có đăng kí vào cơ sở dữ liệu của RePEC. 

Việc xếp hạng căn cứ vào nhiều chỉ tiêu khác nhau. Có khoảng 30 chỉ tiêu để xét chọn các nhà nghiên cứu, ví dụ số lượng bài, số lần được các bài báo và tạp chí khoa học khác trích dẫn, mức độ ảnh hưởng,v.v..

Dự án nghiên cứu kinh tế học RePEc (Research Papers in Economics) là nỗ lực hợp tác của hàng trăm tình nguyện viên tới từ 82 quốc gia trên thế giới nhằm tăng cường phổ biến nghiên cứu về kinh tế học và các ngành khoa học liên quan.

Các tài liệu, sách báo và phần mềm được thu thập và duy trì bởi các tình nguyện viên được phục vụ cho nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau.

Theo Hạ Anh/Vietnamnet

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến