Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – HoSE: VCB) vừa công bố nhận được đơn xin từ nhiệm chức vụ Thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) của ông Nguyễn Mỹ Hào kể từ ngày 1/11/2024 để nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí.
Ông Nguyễn Mỹ Hào sinh năm 1963, có trình độ học vấn cử nhân kinh tế, thạc sĩ kinh tế tại Học viện Ngân hàng. Ông Hào được Đại hội đồng cổ đông bầu là thành viên HĐQT kể từ ngày 28/4/2017.
Ông Nguyễn Mỹ Hào xin từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT kể từ ngày 1/11/2024 để nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí.
Ông đã có gần 40 năm kinh nghiệm làm việc và từng đảm nhiệm nhiều vị trí cốt cán trong lĩnh vực ngân hàng như Cán bộ Ngân hàng nhà nước Nghệ Tĩnh, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thăng Long, Giám đốc Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Sở giao dịch...
Từ 2017 đến nay, ông Hào đảm nhiệm vị trí Thành viên HĐQT Vietcombank. Ngân hàng này cho biết, đơn từ nhiệm của ông Hào sẽ được ngân hàng báo cáo Đại hội đồng cổ đông gần nhất thông qua.
Thời gian qua, Vietcombank cũng có nhiều biến động về nhân sự. Hồi tháng 8 vừa qua, tại ĐHĐCĐ bất thường, cổ đông Vietcombank đã thống nhất bầu ông Nguyễn Tuấn Anh - Quyền Chánh Thanh tra, Giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng, NHNN làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Bà Đinh Thị Thái - Phó Tổng Giám đốc Vietcombank; bà Trương Thị Diệu Quế - Giám đốc Trung tâm Tài trợ thương mại TSC Vietcombank; ông Trịnh Ngọc An - Giám đốc Vietcombank Chi nhánh Thanh Hóa được ĐHĐCĐ bầu bổ sung làm thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Cũng trong tháng 8, ngân hàng đã có thông báo miễn nhiệm chức vụ Trưởng Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 – 2028 đối với ông Lại Hữu Phước.
Lý do đưa ra là ông Phước được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp nhận, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra, Giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng NHNN kể từ ngày 1/8 với thời hạn 5 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
Tại diễn biến gần đây, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.
Chính phủ đề xuất bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỉ lệ vốn góp Nhà nước tại Vietcombank với số tiền 20.695 tỷ đồng từ cổ tức bằng cổ phiếu được chia của cổ đông Nhà nước từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021 của Vietcombank.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, cơ quan thẩm tra nhất trí với sự cần thiết đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank.
Việc đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank sẽ giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, bảo đảm các tỉ lệ an toàn và hướng tới chuẩn mực quốc tế.
Đồng thời giúp Vietcombank có đủ nguồn lực tham gia hỗ trợ cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy