Tin liên quan
Trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội chiều 18/11, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, từ tháng 1/2003 đến nay đã 9 lần điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung (mức lương cơ sở), từ 210 nghìn đồng lên 1.150 nghìn đồng/ tháng.
Như vậy, tính từ năm 2013, lương đã tăng 447,8%; cao hơn chỉ số giá tiêu dùng CPI do Tổng cục Thống kê công bố là 186,8%. Tuy nhiên, mức lương 1.150.000 đồng/tháng mới chỉ đạt 50% bình quân mức lương tối thiểu vùng năm 2014 của khu vực Doanh nghiệp.
Cũng đồng quan điểm, trong Hội thảo Chính sách tiền lương trong bối cảnh kinh tế Thị trường và hội nhập diễn ra ngày 25/11, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Việt Nam đã trải qua nhiều lần cải cách chính sách tiền lương. Tuy nhiên, hiện mức lương tối thiểu chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Nghành nông nghiệp thuộc nhóm có mức lương bình quân hàng tháng thấp nhấp Việt Nam.
Ông Malte Luebke - Chuyên gia cao cấp về tiền lương của Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho biết, không chỉ có mức lương tối thiểu thấp, mức lương bình quân của Việt Nam ở mức 3,8 triệu đồng/tháng (181 USD) cũng chỉ cao hơn Lào (119 USD), Campuchia (121 USD), và vẫn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực ASEAN như: Philippines (206 USD), Thái Lan (357 USD), Malaysia (609 USD), Singapore (3.547 USD).
Ông Malte Luebke cũng cho biết, khoảng cách lớn tiền lương giữa các quốc gia thành viên ASEAN phản ánh những khác biệt lớn trên nhiều phương diện.
Theo đó, những quốc gia ứng dụng công nghệ mới, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện cải cách cơ cấu và nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động là những yếu tố tạo ra nên tảng cho hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp, để chuyển đổi sang lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn, qua đó sẽ giúp người lao động hưởng mức lương tốt hơn.
Theo nghiên cứu của ILO, tại Việt Nam, lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản có mức lương bình quân hàng tháng thấp nhất 2,63 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, lao động ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm thuộc nhóm cao nhất - vào khoảng 7,23 triệu/tháng. Ngành hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ và hoạt động Kinh doanh Bất động sản cũng thuộc nhóm có mức lương bình quân hàng tháng là 6,53 triệu đồng/tháng và 6,4 triệu đồng/tháng.
Báo cáo của ILO về tiền lương tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng, ngành nông nghiệp chiếm khoảng một nửa lực lượng lao động, nhưng tỷ lệ lao động làm công ăn lương của ngành này chỉ chiếm 10% trong tổng số lao động làm công ăn lương của Việt Nam.
PV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy