Kim Kardashian và lọ thuốc nhau thai trên Twitter
Ăn nhau thai của sản phụ đang trở thành mốt thời thượng trong giới những người nổi tiếng của Mỹ, với đôi vợ chồng diễn viên Jason Biggs và Jenny Mollen là ví dụ mới nhất sau khi đón đứa con thứ hai vào tháng 10.
Kim Kardashian vào năm 2015 thậm chí còn đăng lên Twitter cá nhân lọ nhau thai đã đóng hộp khiến nhiều người kinh ngạc. Những người cổ xúy cho hoạt động này cam đoan rằng nhau thai có thể ngừa tình trạng trầm cảm sau sinh, giúp mẹ lợi sữa hơn và bổ sung năng lực tràn trề cho sản phụ.
Tuy nhiên, cuộc phân tích một loạt nghiên cứu cho thấy ăn nhau thai không những chẳng mang lại ích lợi gì, mà còn khiến cả mẹ lẫn trẻ đang bú đối mặt với những nguy cơ nhất định.
GS-TS Amos Grünebaum, Đại học Y Weill Cornell ở TP.New York (Mỹ), đã có bài viết Không nên ăn nhau thai trên chuyên san American Journal of Obstetrics & Gynecology. Trong số các nguy cơ tiềm tàng mà nhóm chỉ ra bao gồm rủi ro hấp thu nhiều dạng chất độc và hoóc môn tích tụ trong nhau thai suốt quá trình thai nghén. Đặc biệt, nguy cơ này vẫn tiếp tục hiện diện ngay cả khi được xử lý bằng đông lạnh - khô và nhồi thành viên nén hoặc nướng.
Hiện Mỹ không có bất kỳ tiêu chuẩn nào cho việc xử lý nhau thai người để ăn, và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo nên tránh uống viên nhộng nhau thai vì không đảm bảo loại bỏ mầm bệnh. Đối với nhau thai nướng vỉ, CDC cho rằng cần phải giữ lửa như trường hợp nướng thịt nếu muốn an toàn. “Càng xử lý tái, nguy cơ mầm bệnh càng lớn”, theo Giáo sư Grünebaum.
Một báo cáo của CDC hồi tháng 6 đã nêu bật mối nguy hiểm khi không xử lý nhau thai ở đúng nhiệt độ cần thiết để diệt khuẩn. Trong một trường hợp, trẻ sơ sinh đã nhiễm khuẩn chỉ hiện diện trong nhau thai của người mẹ. Nếu người lớn muốn kiên trì ăn nhau thai, nên nướng nhau thai trong nhiệt độ 55oC suốt hơn 2 giờ, theo CDC. Thậm chí, giới hữu trách Mỹ cảnh báo rằng cần phải xử lý ở nhiệt độ cao hơn nếu muốn diệt các vi rút như HIV, Zika và viêm gan siêu vi.
Tuy nhiên, các báo cáo khác cho thấy cho dù đảm bảo được nhiệt độ khi xử lý, vẫn không thể loại bỏ được kim loại nặng và hoóc môn trong nhau thai. Ở các thai phụ bị đau đầu khi ăn nhau thai, đây là trường hợp cho thấy nhau của họ chứa hàm lượng cao kim loại nặng cadmium.
Tại Bệnh viện sản khoa Weill Cornell, nơi Giáo sư - bác sĩ Grünebaum đang công tác, trong số 60 thai phụ sẽ có 1 người hỏi về chuyện ăn nhau thai sau sinh. Ông cho rằng những người tuyên truyền phong trào này chủ yếu lợi dụng tâm lý muốn làm điều tốt nhất cho con trẻ của các bà mẹ mà chẳng quan tâm đến mặt ích lợi trên thực tế.
Theo Thanh Niên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy