Một nhân viên làm việc tại nhà máy của nhà máy lọc dầu của Repsol YPF ở Cartagena, đông nam Tây Ban Nha. (Nguồn: Reuters)
Các nguồn tin trong ngành mới đây cho hay công ty dầu mỏ của Eni SpA của Italy và Repsol SA của Tây Ban Nha có thể bắt đầu vận chuyển dầu của Venezuela đến châu Âu ngay trong tháng tới để bù đắp cho dầu thô của Nga, qua đó nối lại hoạt động đổi dầu lấy nợ đã tạm dừng hai năm trước khi Washington tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela.
Bộ Ngoại giao Mỹ trong bức thư gửi tới hai công ty trên đã đồng ý cho họ nối lại các chuyến hàng.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hy vọng dầu thô của Venezuela có thể giúp châu Âu giảm sự phụ thuộc vào Nga, đồng thời chuyển hướng một số lô hàng hóa của Venezuela từ Trung Quốc.
Hai công ty năng lượng châu Âu trên đều có liên doanh với Tập đoàn dầu khí nhà nước PDVSA của Venezuela. Theo nguồn thạo tin, họ có thể tính lượng dầu thô vào các khoản nợ chưa thanh toán và cổ tức trễ hạn.
Một trong những nguồn tin cho biết điều kiện quan trọng của việc cho phép trên là lượng dầu mà hai công ty nhận được phải được chuyển đến châu Âu. Chúng không thể được bán lại ở nơi khác.
Chính phủ Mỹ tin rằng PDVSA sẽ không được hưởng lợi về mặt tài chính từ các giao dịch không tiền mặt này, không giống như việc Venezuela bán dầu hiện tại cho Trung Quốc. Trung Quốc đã không ký vào các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và vẫn tiếp tục mua dầu và khí đốt của Nga bất chấp lời kêu gọi của Mỹ.
Thông tin từ hãng tin Reuters cho hay PDVSA chưa lên lịch cho Eni và Repsol nhận bất kỳ chuyến hàng nào trong tháng này.
Một nguồn tin cũng cho biết khối lượng dầu mà Eni và Repsol dự kiến nhận được sẽ không lớn và tác động của chúng đến giá dầu toàn cầu sẽ ở mức vừa phải. Nhưng việc Chính phủ Mỹ “bật đèn xanh” nối lại dòng chảy dầu bị đóng băng từ lâu của Venezuela sang châu Âu có thể là một tín hiệu đáng mừng cho quốc gia Mỹ Latinh này.
Phó Tổng thống Venezuela Delcy Rodriguez đã viết trên trang Twitter cá nhân vào tháng trước rằng, bà hy vọng sự đảo ngược chính sách của Mỹ sẽ mở đường cho việc dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt bất hợp pháp, vốn ảnh hưởng đến toàn bộ người dân của hai nước.
Trong khi đó, Chính phủ Mỹ không đưa ra các khoản hỗ trợ tương tự cho các công ty, tập đoàn dầu khí lớn của nước này như Chevron Corp, Oil & Natural Gas Corp Ltd, cùng Maurel & Prom SA của Pháp. Những công ty trên cũng vận động hành lang với Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ nhằm thuyết phục giới chức nhận dầu từ Venezuela để đổi lấy hàng tỷ USD cho các khoản nợ tích tụ của nước này.
Tất cả năm công ty dầu mỏ đã ngừng chương trình đổi dầu lấy nợ vào giữa năm 2020, trong bối cảnh chiến dịch "gây áp lực tối đa" của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm cắt giảm mạnh hoạt động xuất khẩu dầu của Venezuela./.
Tác giả: H.Thủy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Hệ thống lò hơi công nghiệp đốt củi
- Thanh toán taobao bằng momo
- Công ty vận tải bắc trung nam
- gửi hàng đi Mỹ đường hàng không và đường biển
- Siêu khuyến mãi điều hòa tổng âm trần hopphat.com
- Máy phát điện công nghiệp https://www.mayphatdiencongnghiep.info/
- Dịch vụ gửi hàng đông lạnh đi mỹ giá rẻ tại tphcm
- điều hòa vrv
- Bán xe nâng 1.5 tấn Nissan
- đồng phục họp lớp
- áo lớp Hải Anh
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy