Theo các quan chức cấp cao Mỹ giấu tên, gói viện trợ mới sẽ sử dụng nguồn vốn từ Quỹ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI) do quốc hội trích lập nhằm cho phép chính quyền Tổng thống Joe Biden mua vũ khí từ các nhà sản xuất công nghiệp thay vì lấy từ kho của Mỹ để chuyển tới Ukraine.
Hệ thống HIMARS khai hỏa trong cuộc tập trận bắn đạn thật giữa Mỹ và Philippines ngày 10/10/2016. Ảnh: Reuters
Gói viện trợ mới sẽ bao gồm hệ thống pháo phản lực HIMARS kèm đạn dược, nhiều hệ thống chống UAV và các hệ thống radar, các linh kiện thay thế cùng hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo
Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các cuộc trưng cầu ý dân về việc sáp nhập vào Nga ở 4 khu vực của Ukraine gồm Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng, Zaporizhzhia và Kherson. Kết quả dự kiến sớm được công bố.
Mỹ cũng đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga nếu Moscow sáp nhập các khu vực này sau khi kết quả trưng cầu ý dân được công bố.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chi trích các cuộc trưng cầu ý dân này và tuyên bố Washington sẽ không bao giờ công nhận các kết quả đó.
Cho tới nay, Mỹ đã cung cấp hơn 15 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi xung đột với Nga bùng phát./.
Tác giả: Hoàng Phạm
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy