Tàu Titan lặn xuống đại dương. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Reuters đưa tin Chuẩn đô đốc Lực lượng tuần duyên Mỹ John Mauger cho biết lực lượng này bắt đầu điều tra thảm kịch tàu lặn Titan bị nổ khi thám hiểm xác tàu Titanic dưới đáy Đại Tây Dương.
Phát biểu với báo giới ngày 25/6, ông Mauger cho biết lực lượng tuần duyên đã chính thức thành lập một ủy ban để điều tra thảm họa và cái chết của năm người trên tàu, trong đó Đại úy Jason Neubauer sẽ trở thành trưởng nhóm điều tra.
Ông nhấn mạnh: "Mục tiêu chính của tôi là ngăn chặn sự cố tương tự xảy ra bằng cách đưa ra các khuyến nghị cần thiết để tăng cường an toàn cho lĩnh vực hàng hải trên toàn thế giới."
Trước đó, ngày 24/6, các nhà chức trách Canada cũng đã mở cuộc điều tra về thảm kịch này.
Phát biểu với báo giới tại cảng St. John's (thuộc tỉnh Newfoundland, Canada), Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải (TSB) của Canada, bà Kathy Fox, khẳng định: "Nhiệm vụ của chúng tôi là tìm hiểu điều gì đã xảy ra và nguyên nhân, đồng thời tìm ra phương hướng khắc phục nhằm giảm thiểu nguy cơ tái diễn những sự cố như vậy trong tương lai. Chúng tôi biết mọi người đều muốn có câu trả lời, đặc biệt là gia đình của các nạn nhân và công chúng."
Theo bà Fox, quá trình điều tra toàn diện này có thể kéo dài từ 18 tháng đến 2 năm.
Cũng trong ngày 24/6, các điều tra viên của Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Canada đã có mặt trên tàu chở hàng Polar Price - mang cờ Canada, đồng thời là "tàu mẹ," hỗ trợ cho chuyến thám hiểm của Titan.
Tàu Polar Price đóng vai trò thả và thu hồi tàu lặn Titan, cũng như giữ liên lạc với Titan trong suốt hành trình thám hiểm.
Polar Prince rời Newfoundland vào ngày 16/6 vừa qua, cùng con tàu Titan xấu số.
Tàu lặn Titan mất liên lạc từ ngày 18/6, gần hai giờ sau khi bắt đầu hành trình thám hiểm xác tàu Titanic.
Lực lượng Tuần duyên Mỹ ngày 22/6 xác nhận tàu Titan đã bị ép nát dưới đáy biển, 5 người trong khoang thiệt mạng. Các mảnh vỡ được tìm thấy ở khu vực cách mũi xác tàu Titanic 488m.
Theo các chuyên gia, tàu Titan đã bị nghiền nát do áp suất nước khổng lồ ở độ sâu gần 4.000km, khiến các nạn nhân tử vong gần như ngay lập tức, nhưng hiện chưa rõ đây là do trục trặc kỹ thuật của tàu hay thao tác sai của con người.
Các điều tra viên sẽ phải trục vớt các mảnh vỡ từ dưới đáy biển để tìm hiểu thêm thông tin, nhưng nhiệm vụ này được cho là rất khó khăn và mất nhiều thời gian.
Trên thực tế, những câu hỏi về sự an toàn của tàu Titan đã được đặt ra từ năm 2018, trong một hội nghị chuyên đề của các chuyên gia trong ngành, và trong một vụ kiện của cựu giám đốc từng làm việc tại công ty OceanGate (Mỹ) - đơn vị vận hành tàu lặn Titan. Vụ kiện đã được giải quyết vào cuối năm đó.
Chuẩn Đô đốc John Mauger nhận định vụ nổ tàu lặn Titan cho thấy sự cần thiết phải siết chặt các quy định quản lý và tiêu chuẩn an toàn đối với các tàu lặn sâu dưới đáy đại dương./.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy