Tổng cộng 13 tàu và 3 thực thể của Nga hôm 21/5 bị đưa vào danh sách đen của Mỹ theo Đạo luật Bảo vệ an ninh năng lượng của châu Âu (PEESA) ban hành năm 2019.
Theo báo RT, động thái của Washington nhằm ngăn chặn việc xây dựng đường ống dẫn khí phía dưới biển Baltic và bảo vệ Ukraina khỏi các khoản phí vận chuyển nhiên liệu từ hệ thống đường ống chạy xuyên qua lãnh thổ nước này.
Cơ quan Cứu hộ hàng hải liên bang Nga (Morspas), có trụ sở tại Moscow là cái tên đầu tiên nằm trong danh sách bị trừng phạt, tiếp theo là MorTransServis có trụ sở tại Kaliningrad và Quỹ Tài sản nhiệt và năng lượng Samara vì cáo buộc tham gia xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2.
Trong số các tàu bị Mỹ áp trừng phạt có tàu đặt ống Akademik Cherskiy, tàu hỗ trợ Artemis Offshore và tàu hậu cần Baltic Explorer; các tàu trục vớt Bakhtemir, Murman và Spasatel Karev của MorSpas; các tàu kéo Finval, Kapitan Beklemishev, Narval, Sivuch và Umka cũng như các tàu kéo xử lý neo Vladislav Strizhov và Yury Topchev.
Bộ Ngoại giao Mỹ hồi đầu tuần này đã hé lộ các lệnh trừng phạt sắp triển khai của Bộ Tài chính Mỹ. Quyết định được đưa ra sau cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov ở Iceland.
Hôm 20/5, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki thừa nhận, Washington không thể ngăn chặn Nga hoàn thành dự án khí đốt tham vọng, vốn đã hoàn thiện tới 95% vào thời điểm ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ.
Dòng chảy phương Bắc 2 thực tế là việc mở rộng các đường ống dẫn nhiên liệu từ Nga sang Đức, nằm bên dưới biển Baltic từ năm 2011, nhằm cung cấp tới 55 tỷ m3 khí đốt tự nhiên cho châu Âu hàng năm. Công trình dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2019, nhưng việc xây dựng bị trì hoãn đầu tiên do Đan Mạch rút giấy phép vì sức ép của Mỹ và sau đó là các lệnh trừng phạt của Washington khiến nhà thầu Thụy Sĩ - Hà Lan Allseas sợ hãi.
Sau khi các tàu của Nga được điều động tới để hoàn tất quá trình xây dựng, Mỹ thừa nhận lựa chọn còn lại duy nhất của họ là trừng phạt Đức. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ báo cáo với Quốc hội nước này rằng, Washington sẽ không chọn làm như vậy vì động thái sẽ "ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ với Đức, Liên minh châu Âu (EU), các đồng minh và đối tác khác ở châu Âu".
Washington quả quyết dự án đe dọa an ninh năng lượng của châu Âu và đề xuất sử dụng khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ để thay thế. Song, một số nước EU, bao gồm cả Đức đã bảo vệ Dòng chảy phương Bắc 2 bất chấp áp lực của Washington.
Moscow cũng nhấn mạnh dự án đơn thuần mang tính kinh tế. Phía Nga tố ngược phản ứng của Washington là ví dụ cho sự cạnh tranh không công bằng.
Tác giả: Tuấn Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy