“Không có khả năng về việc Mỹ cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine”, Trợ lý Ngoại trưởng Karen Donfried nói trong một phiên điều trần tại Thượng viện hôm 12/5.
Một quả bom hạt nhân B61 được trưng bày tại Bảo tàng Hàng không & Không gian Pima ở Tucson, Arizona, Mỹ. Ảnh: Wikipedia
“Mỹ không phải là một bên trong cuộc xung đột này. Mỹ đang cung cấp hỗ trợ an ninh và vũ khí cho Ukraine, nhưng không có chuyện chúng tôi cung cấp vũ khí hạt nhân cho Kiev”, bà Donfried nói với các nhà lập pháp trong phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.
Thượng nghị sĩ Ed Markey tại bang Massachusetts đã yêu cầu bà Donfried xác nhận rằng Mỹ không muốn gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với Nga và sẽ không phải bên đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân.
Bà Donfried không trực tiếp trả lời câu hỏi của nghị sĩ Markey, thay vào đó, bà nhấn mạnh rằng Mỹ không trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine và do đó không gây chiến với Nga.
Tuy nhiên, Nga lại coi Mỹ đang tham gia vào cuộc xung đột vì Washington cung cấp vũ khí và thông tin tình báo cho Kiev. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã cáo buộc Mỹ và NATO “về cơ bản sẽ gây chiến với Nga thông qua một ủy nhiệm khi trang bị vũ khí cho ủy nhiệm đó”. Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo sẽ phản ứng nhanh chóng đối với bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài khiến an ninh quốc gia của đất nước gặp nguy hiểm.
Nga luôn khẳng định sẽ không phải là bên đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân. Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko đã nói về các điều kiện mà Moscow sẽ triển khai một cuộc tấn công hạt nhân.
Thứ nhất, khi kẻ thù của Nga đang sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác trên lãnh thổ Nga hoặc các đồng minh của Moscow.
Thứ hai, nếu Nga có bằng chứng đáng tin cậy về một vụ phóng tên lửa đạn đạo tấn công lãnh thổ của mình hoặc của các đồng minh Nga.
Thứ ba, nếu chính phủ hoặc các căn cứ quân sự quan trọng của Nga bị đối phương tấn công nhằm mục địch làm suy yếu khả năng đáp trả của lực lượng hạt nhân Moscow.
Thứ tư, nếu Nga phải đối mặt với một mối đe dọa hiện hữu thông qua việc sử dụng vũ khí thông thường.
Trong khi đó, Mỹ duy trì một chính sách mơ hồ hơn, tuyên bố rằng vũ khí hạt nhân là một biện pháp răn đe, nhưng có thể được sử dụng trong “những trường hợp nguy cấp để bảo vệ lợi ích quan trọng của Mỹ hoặc các đồng minh và đối tác của họ”./.
Tác giả: Mai Trang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy