Một loạt bất hạnh giáng xuống đã khiến các nhà đầu tư cổ phần của Trung Quốc phải hứng chịu những thiệt hại lớn nhất trong nhiều năm.
Từ vụ bê bối vắc-xin quốc gia đến sự suy giảm trong chi tiêu của người tiêu dùng, việc chính quyền của Tổng thống Trump đã thẳng tay đàn áp công nghệ Trung Quốc đến việc Bắc Kinh đang từng bước siết chặt giáo dục, chơi game và ma túy, tất cả đã lấy đi từ thị trường chứng khoán nước này tới 2 nghìn tỷ USD trong năm 2018. Chìm sâu trong thị trường gấu, tất cả 10 nhóm ngành trên chỉ số CSI 300 đang trên đà rớt tới trên 10% trong năm nay, đánh dấu một trong những đợt bán tháo rộng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Dường như đã đến bước đường cùng trong bối cảnh một thị trường đang chịu áp lực nặng nề từ việc tăng trưởng kinh tế chậm lại, các vụ vỡ nợ của công ty và mối quan hệ căng thẳng giữa hai cường quốc Trung Quốc và Hoa Kỳ về thương mại. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thị trường chứng khoán Trung Quốc:
Viễn thông
Một số cổ phiếu giảm giá mạnh nhất của Trung Quốc thuộc về những công ty sản xuất phần cứng. Các cáo buộc rằng ZTE Corp và Huawei Technologies đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran đã dẫn đến các lệnh cấm và bắt giữ đối với các nhà lãnh đạo của các công ty này đồng thời làm sâu sắc thêm căng thẳng ngoại giao giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cơn đau giáng xuống ZTE suốt từ hai tháng trước, là manh mối đầu tiên báo hiệu những điều tồi tệ sẽ tiếp tục xảy ra trong năm 2018.
Công nghệ cao
Không nơi nào trên thị trường chứng khoán chịu cơn cuồng phong bão táp của cuộc chiến thương mại rõ ràng hơn trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc. Chuỗi cung ứng rộng lớn trên toàn cầu của thị trường nước này với những cái tên chẳng hạn như GoerTek Inc rớt giá 58% trong năm nay. Công ty này hiện đang trong quá trình xem xét liệu có nên chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tiếp tục kinh doanh hay không. Không chỉ vậy, chính quyền Trump còn có kế hoạch thắt chặt các giới hạn về xuất khẩu do mối quan ngại an ninh quốc gia đè nặng lên các cổ phiếu của các công ty dịch vụ giám sát, đáng chú ý nhất cổ phiếu của Hikvision Digital Technology.
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng Trung Quốc được cho là bị cô lập khỏi cuộc chiến tranh thương mại. Nhưng căng thẳng leo thang đã đánh vào niềm tin của họ, kế đó là sự sụp đổ trong các nền tảng cho vay ngang hàng đã xóa sạch tài chính của một số cá nhân nước này. Người tiêu dùng thắt chặt ví tiền và tìm kiếm những món hàng giá hời. Do đó, doanh số bán xe hơi, máy giặt, rượu và bia cao cấp đều nhận được những con số đáng thất vọng vào một thời điểm nào đó trong năm. Vấn đề ngày càng trở nên tồi tệ hơn nữa khi sự tăng cường cạnh tranh càng làm bóp chặt lợi nhuận. Một chỉ số theo dõi những cổ phiếu hàng tiêu dùng không thiết yếu đã rớt 34% so với mức đỉnh tháng 1/2018.
Dược phẩm
Một giao dịch khác cũng không được như mong đợi: dược phẩm. Do nhu cầu tiếp xúc với y tế ngày càng tăng của một nền dân số già đi tại Trung Quốc, các cổ phiếu ngành dược được các nhà đầu tư khá yêu thích ngay từ hồi tháng 6 năm nay. Tuy nhiên, tất cả đã bắt đầu sụp đổ sau cơn giận dữ của người dân nổ ra trong vụ bê bối vắc-xin và đồng thời, sự việc cũng rất nhanh chóng làm ô nhiễm cổ phiếu của các công ty khác. Sau một thời gian ổn định ngắn ngủi, một làn sóng bán hàng mới đã ồ ạt tiến tới trong tháng này trong bối cảnh hoảng loạn rằng chính phủ Trung Quốc đang cố tình giảm giá thuốc thông qua một chương trình thu mua mới.
Giáo dục
Bắc Kinh cũng đứng sau một đợt bán tháo mạnh mẽ của các công ty giáo dục Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu, một lĩnh vực vẫn còn quá mới mẻ đối với các thị trường đến nỗi nó mới chỉ thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư. Tháng 11, Trung Quốc đã che mắt mọi người bằng một bộ các quy tắc mới cấm các công ty này tài trợ cho các trường mẫu giáo thông qua thị trường chứng khoán. Kết quả là Vtron Group đã lao dốc gần 60% trong năm 2018 và một số các công ty khác cùng lĩnh vực ở Hồng Kông cũng bị sụp đổ. Mối quan tâm hiện nay là quy định ngày càng chặt chẽ hơn sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng cao trong khi các nhà đầu tư đang rất trông chờ ngành giáo dục tư nhân vẫn còn khá non trẻ này.
Hải Yến/Theo Bloomberg
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy