Chủ tịch Tập Cận Bình dự đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh năm 2017. (Ảnh: Reuters)
Theo hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan “đầu não” của Trung Quốc với 25 ủy viên do Chủ tịch Tập Cận Bình dẫn đầu, ngày 31/10 đã nhất trí quan điểm rằng kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với sức ép ngày càng tăng về nguy cơ sụt giảm trong bối cảnh có “những chuyển biến sâu sắc” từ môi trường bên ngoài.
Tuyên bố này của ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã cho thấy sự thay đổi so với 3 tháng trước đây khi Bộ Chính trị mới chỉ đề cập tới sự chuyển biến “đáng chú ý” từ môi trường bên ngoài. Theo SCMP, đây là lần đầu tiên ban lãnh đạo Trung Quốc công khai bày tỏ những quan ngại về tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế nước này kể từ khi cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington nổ ra từ mùa hè năm nay.
Theo nhà kinh tế học Shen Jianguang, ban lãnh đạo Trung Quốc dường như đã thay đổi quan điểm về triển vọng của nền kinh tế nước này và đang chuẩn bị để ứng phó với những hệ quả kéo dài từ cuộc chiến thương mại. Chuyên gia Shen cho biết trong thông báo phát đi hôm qua, Bộ Chính trị Trung Quốc nhận định nền kinh tế nước này trong 3 quý đầu năm nay là “ổn định nhưng tăng trưởng ít”.
Tuyên bố của ban lãnh đạo Trung Quốc được đưa ra sau khi nước này chứng kiến sự đình trệ nằm ngoài dự tính trong lĩnh vực dịch vụ và sản xuất vào tháng 10. Đây là hệ quả của sự sụt giảm đáng kể về nhu cầu xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc trong thời gian vừa qua. Trước đó, số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố ngày 19/10 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP quý 3 của Trung Quốc thấp nhất trong gần 10 năm.
Bộ Chính trị Trung Quốc nhận định hiện tồn tại “nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp”, đồng thời đề cập tới “sự xuất hiện của các rủi ro tích lũy suốt một thời gian dài”.
“Chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới tình hình hiện nay và đưa ra những sáng kiến mới để ứng phó kịp thời. Chúng ta phải đề cao cải cách và mở cửa để tìm các giải pháp cho các vấn đề cốt lõi. Chúng ta phải giải quyết những vấn đề của chính chúng ta và thúc đẩy tăng trưởng”, thông báo của Bộ Chính trị Trung Quốc nêu rõ.
Theo thông báo, ban lãnh đạo Trung Quốc quyết định tiếp tục “chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng”, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc “ổn định” thị trường việc làm, tài chính, thương mại, vốn nước ngoài, đầu tư. Tại cuộc họp lần này, Bộ Chính trị Trung Quốc cũng phát tín hiệu rằng Bắc Kinh sẽ ủng hộ khối doanh nghiệp tư nhân trong khi tại cuộc họp trước đó 3 tháng, Bắc Kinh đặt trọng tâm vào các khoản chi dành cho cơ sở hạ tầng để thúc đẩy các hoạt động kinh tế và không đề cập tới “kinh tế tư nhân”.
Ngoài ra, Bộ Chính trị Trung Quốc cũng xác định sẽ kích thích sự phát triển năng động của thị trường chứng khoán nhằm thúc đẩy thị trường này phát triển ổn định về dài hạn. Ban lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh nước này cần mở cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài và đảm bảo lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc.
Theo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy