Tin liên quan
Hành tinh Kepler-452b và Trái Đất
Nhà nghiên cứu tàu Kepler, Jon Jenkins nói: “Giờ đây, trái đất đã ít đơn độc hơn”
NASA cho biết, hành tinh, được gọi là Kepler-452b, nằm trong chòm sao Cygnus cách trái đất khoảng 1.400 năm ánh sáng. Hành tinh này lớn hơn trái đất khoảng 60% và nằm trong khu vực nơi mà nguồn nước để duy trì sự sống có thể tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt của nó.
Kepler-452b có lực hấp dẫn lớn gấp 2 lần so với trái đất. Các nhà khoa học nghiên cứu về hành tinh này cho rằng khả năng có đá trên bề mặt của nó là rất cao.
Jon Jenkins cho biết, trong khi, khoảng cách từ Kepler-452b đến ngôi sao của nó xa hơn khoảng cách từ trái đất đến mặt trời, tuy vậy ngôi sao của Kepler-452b sáng hơn nên nó vẫn nhận được một nguồn năng lượng tương tự như nguồn năng lượng mà trái đất được nhận từ mặt trời và luồng ánh sáng ở hai hành tinh khá tương tự nhau.
NASA cho biết: phải mất 385 ngày để hành tinh này quay quanh ngôi sao của nó, rất giống với 365 ngày của Trái đất. Và bởi vì hành tinh này cũng đã mất một khoảng thời gian rất dài (6 tỷ năm) để quay quanh vùng quỹ đạo của nó, nó có khá nhiều thời gian để có thể tạo nên sự sống. Jenkins nói. "Đây là cơ hội lớn để tạo nên sự sống, tất cả các thành phần và điều kiện sống cần thiết có thể có để tồn tại sự sống trên hành tinh này"
Trước khi phát hiện ra Kepler-452b, trước đó theo NASA, hành tinh Kepler-186F được coi là giống trái đất nhất. Hành tinh Kepler-186F là hành tinh lớn hơn trái đất khoảng 10 lần,và cách trái đất khoảng 500 năm ánh sáng. Nhưng khác với Kepler-452b, hành tinh này chỉ hấp thụ khoảng một phần ba năng lượng từ ngôi sao của nó so với nguồn năng lượng mà trái đất có được từ mặt trời, hơn nữa buổi trưa trên Kepler-186F sẽ trông giống như ban đêm.
Nhiệm vụ của tàu vũ trụ trị giá 600 triệu USD Kepler vào năm 2009 là khảo sát một phần của Thiên Hà để ra tìm hành tinh có sự sống. Kepler đã khám phá ra nhiều hơn 1000 hành tinh và 12 trong số đó bao gồm cả Kepler-425b, chúng đều nhỏ hơn 2 lần so với trái đất và đều có vùng sinh sống, ngôi sao và quỹ đạo riêng.
Các công tác chuẩn bị đang được tiến hành nhằm giúp cho các nhà khoa học tiến gần hơn đến mục tiêu tìm kiếm nhiều hơn các hành tinh và lập ra một danh mục khí quyển và các đặc tính của chúng.
Trong năm 2017, NASA có kế hoạch phóng lên một vệ tinh săn tìm hành tinh được gọi là Tess. Vệ tinh này có thể sẽ cung cấp cho các nhà khoa học thêm các chi tiết về kích thước, khối lượng và bầu khí quyển của các hành tinh.
Phương Phương - Theo CNN
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy